Để tạo điều kiện đổi mới sách giáo khoa (SGK) Địa lý, đáp ứng nhu cầu xã hội không chỉ cần số liệu trong SGK mà ngay chính những giáo viên cần học hỏi, đáp ứng đủ mục tiêu của môn học bớt đi những kiến thức hàn lâm mà chính các em học sinh ngồi trên ghế nhà trường không thể hiểu nổi.
Toàn bộ các số liệu cũ như: số liệu về tỷ lệ hộ nghèo của cả nước, thu nhập bình quân đầu người/tháng theo các vùng, dân số Việt Nam vẫn sử dụng số liệu của những năm 2004. Các công trình thủy điện đã xây dựng xong và đi vào hoạt động nhưng trên SGK vẫn ghi là "đang xây dựng".
Chia sẻ với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới - PGS. TS Nguyễn Minh Tuệ, nguyên giảng viên khoa Địa lý trường Đại học sư phạm Hà Nội, đồng thời cũng là một thành viên trong hội đồng biên soạn SGK Địa lý cho biết: SGK chỉ mang tính lịch sử, trong quá trình dạy học, bản thân các giáo viên phải tự cập nhật với các số liệu của bên Tổng cục thống kê được gửi liên tục tới nhà trường và các giáo viên.
SGK cũ là dùng cho tất cả các thế hệ, nếu sửa sẽ rất khó khăn, thậm chí khó khăn cho các học sinh miền núi, vùng sâu, vùng xa không có điều kiện. Vấn đề là chính các giáo viên rất lười nhác, đa số các giáo viên không đủ năng lực, trình độ, toàn bê nguyên nội dung trong SGK để truyền tải tới học sinh, như thế làm sao trách được học sinh không yêu quý môn học của mình?
Giáo viên phải tự cập nhật và làm phong phú nội dung của bài giảng thông qua bản thân tiếp thu những thông tin mới trên truyền thông đại chúng, internet.., song song với bài giảng phải biết phát huy năng lực chia sẻ những kiến thức xã hội vốn có của mình. Đó mới thật sự là giảng dạy.
"Toàn bộ các học viên từ cao học, tiến sĩ hay sinh viên mà tôi giảng dạy, ai ai cũng yêu quý môn học này. Các giáo viên ai cũng tự động cập nhật số liệu, thông tin từ thống kê, trên internet để cung cấp kiến thức cho cả mình và học sinh, chứ không thể đổ lỗi riêng cho SGK để "hợp thức hóa" cái lười nhác đó của bản thân được" - cô Minh Tuệ cho hay.
Mục tiêu dạy học của bộ môn Địa lý là giúp học sinh hiểu biết thêm về đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thực trạng kinh tế của đất nước. Mục tiêu đó không chỉ nhìn vào mỗi SGK mà chính ngay cả các học sinh, giáo viên đều phải tự nhận thức và tiếp cận vấn đề.
Thậm chí, đối mặt với những câu hỏi của học sinh khi học sinh hiện nay được tiếp cận với thông tin trên internet, các giáo viên phải làm sao luôn trả lời được những thắc mắc này của học sinh và đưa nó vào bài giảng của mình.
Học sinh cũng như các giáo viên đều phải tư cập nhật thông tin, số liệu để bồi đắp kiến thức cho mình
"Dạy học từng bộ môn phải năng động, chứ không thể cứ ỉ lại vào SGK hay những số liệu không còn phù hợp. Bản thân chúng tôi dạy bộ môn Địa lý này gần 20 năm nhưng tôi luôn tự hào rằng chưa có các số liệu nào mà học sinh tiếp cận là "cũ kỹ" phản ánh tới tổ bộ môn của chúng tôi là không cập nhật cả.
Sự năng động của cả thầy và trò đều được ghi nhận, đánh giá qua từng tiết học, các giáo viên sau khi được đi học tập huấn về phải cập nhật cho học sinh. Giao cho học sinh nếu trả lời câu hỏi nào đó, liên quan đến số liệu phải tự cập nhật những số liệu mới nhất. Điều đó buộc học sinh và giáo viên phải tự đổi mới, thu thập thông tin cho mình.
Bản thân chúng tôi muốn giảng dạy cũng phải thu thập, các số liệu cũ nhất chỉ được phép chậm từ 10-12 tháng so với tình hình thực tế chứ không được phép hơn. Ngay cả đề thi còn thay đổi số liệu huống gì học sinh hay sinh viên, tôi cho rằng những người nào phản ảnh SGK sử dụng số liệu cũ dẫn đến học sinh chán học bộ môn đó là người đó không chịu đọc, không chịu tìm hiểu, đánh giá trên cơ sở chụp mũ." - thạc sĩ Hà Văn Th, giảng viên trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh, bộ môn phương pháp giảng dạy Địa lý khẳng định.
Nói về nội dung sách giáo khoa Địa lý, PGS.TS Nguyễn Minh Phương - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng, việc lựa chọn các tri thức địa lý để đưa vào SGK cần chuyển từ dựa chủ yếu vào khoa học Địa lý sang hướng đáp ứng yêu cầu hình thành năng lực của người học, tạo điều kiện để học sinh có khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống.
Dạ Thảo
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon