Dị ứng đậu phộng là một dị ứng nguy hiểm có thể gây tử vong cho những người dễ bị chứng dị ứng, vì nó có khả năng gây tử vong bởi phản ứng dị ứng nghiêm trọng trong cơ thể được gọi là sốc phản vệ. Độ tuổi trẻ em thường bắt đầu khởi phát chứng dị ứng đậu phộng từ 2 năm tuổi trở lên.
Cứ 1/50 trẻ có thể bị dị ứng với đậu phộng và trong một số trường hợp nặng, trẻ có thể bị co thắt họng, ngưng thở và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Hiện tại, y học chưa có giải pháp điều trị nào cho chứng bệnh này.
Đậu phộng là nguyên nhân gây ra loại dị ứng nguy hiểm ở trẻ em
(Ảnh từ Internet)
Phần lớn trẻ em bị dị ứng với đậu phộng đều có bệnh hen suyễn. Lẽ dĩ nhiên chúng cũng rất nhạy cảm và dị ứng với các thứ khác như bụi, phấn hoa hoặc lông vật nuôi.
Những người bị dị ứng phải liên tục dùng đến một epinephrine dạng phun giúp giảm cơn dị ứng trong trường hợp tình cờ tiếp xúc.
Theo nghiên cứu có tên gọi "Kiến thức sớm về sự dị ứng với đậu phộng " (LEAP) - của Immune Tolerance Network (ITN) - có trụ sở tại Seattle, Washington (Mỹ), khi trẻ em ăn đậu phộng sớm từ lúc còn ấu thơ cho đến khi 5 tuổi sẽ làm giảm tỷ lệ dị ứng ở trẻ có nguy cơ cao đến 80%, so với trẻ sơ sinh không dùng các sản phẩm từ đậu phộng.
LEAP thay đổi các quan niệm trước đó về phòng, chống dị ứng với đậu phộng bằng cách chứng minh rằng việc tiêu thụ đậu phộng sớm là có lợi cho người bị chứng dị ứng.
Tiếp đó, nghiên cứu LEAP-ON là một sự tiếp nối của công việc này. Các thử nghiệm lâm sang được thực hiện bởi Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm (NIAID), trực thuộc Viện Y tế Quốc gia (NIH), được dẫn đầu bởi Tiến sĩ Gideon lack từ Kings College London.
Sau thành công của LEAP, vẫn chưa rõ liệu tiêu thụ đậu phộng trong hơn 4 năm có tạo ra sự bảo vệ lâu dài chống lại dị ứng đậu phộng sau khi ngừng ăn đậu phộng.
Nghiên cứu LEAP-ON gọi lại 556 trên 640 trẻ từng tham gia nghiên cứu lâm sàng của LEAP. Chia làm 2 nhóm: 274 đối tượng sử dụng đậu phộng và 282 không dùng nó. Trong cuộc thí nghiệm LEAP-ON này, tất cả trẻ tham gia không ăn đậu phộng trong 1 năm.
Để kiểm tra chính xác việc không ăn đậu phộng trong 1 năm, các nhà nghiên cứu phải thường xuyên sử dụng một bảng câu hỏi và kiểm tra protein đậu phộng trong các mẫu bụi từ giường của học viên. Họ xác nhận tình trạng dị ứng bằng cách dùng 1 thực phẩm ăn được vào cuối cuộc nghiên cứu.
Sau 12 tháng không ăn đậu phộng, chỉ có 4,8% trẻ cho thấy dấu hiệu tái phát của dị ứng; 18,6% số trẻ hay tránh ăn đậu phộng ban đầu là dị ứng; tất cả số còn lại vẫn bình thường không dị ứng.
Kết quả cho thấy nếu trẻ ăn đậu phộng ít nhất 3 lần/tuần trong năm đầu đời, chúng có thể tránh được chứng dị ứng vì thức ăn này trước tuổi lên 6, thậm chí khi trẻ ngừng ăn trong vòng 12 tháng.
Lưu ý: Tất cả trẻ tham gia nghiên cứu đều có bệnh sử gia đình vì dị ứng đậu phộng.
Tiến sĩ Gerald Nepom, giám đốc của Immune Tolerance Network (ITN), cho biết nghiên cứu cung cấp sự bảo đảm rằng việc dùng đậu phộng và các chế phẩm từ đậu phộng trong chế độ ăn uống an toàn cho hầu hết trẻ em đáp ứng liệu pháp này.
"Các hệ thống miễn dịch tiếp tục ghi nhớ và duy trì trạng thái chấp nhận, ngay cả khi không tiếp xúc thường xuyên liên tục với đậu phộng", ông nói thêm.
Cho trẻ ăn sớm các sản phẩm từ đậu phộng giúp chúng kháng dị ứng tốt hơn sau này
(Ảnh từ Internet)
Tiến sĩ Gideon Lack nhận xét: "Nghiên cứu LEAP-ON có sự phát hiện vượt quá mong đợi của chúng tôi, chứng minh rằng việc dùng sớm các sản phẩm của đậu phộng sẽ cung cấp ổn định và duy trì bảo vệ chống lại sự phát triển của dị ứng đậu phộng ở trẻ em có nguy cơ dị ứng cao. Tác dụng bảo vệ trẻ em vẫn duy trì dù không dùng đậu phộng 1 năm sau đó hoặc tiếp tục ăn nó thường xuyên".
Các nhà nghiên cứu hy vọng những thông tin mới sẽ hỗ trợ sức khỏe công cộng về việc hướng dẫn chăm sóc trẻ em sau sinh. Đồng thời nó sẽ làm tăng sự hiểu biết về cơ chế cơ bản của chứng dị ứng khi mới biết ăn bằng đường miệng.
Ngọc Trác (theo medicalnewstoday.com)
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon