Báo Mỹ: Chủ tịch Cuba Raul Castro là người Cộng sản thực dụng

CIA đã hiểu lầm, đánh giá thấp em trai Fidel Castro

Trong bài viết Chủ tịch Cuba Raul Castro là người Cộng sản thực dụng, báo The Wall Street Journal (WSJ) dẫn lời Brian Latell, một nhà phân tích của CIA đã quan sát lãnh đạo Cuba từ hơn 30 năm qua:

"Raul giàu kinh nghiệm về việc cho đi và nhận lại trong những cuộc đàm phán, vì trong 49 năm qua, ông ấy luôn cùng anh trai làm thế. Ông ấy đã bị cấp trên cũ của tôi hiểu lầm, đánh giá thấp”.

Trong khi người anh ruột Fidel Castro 90 tuổi rất sôi nổi và rất ghét Mỹ, người em Raul Castro lại kín tiếng, không thu hút sự chú ý của thế giới.

Nhưng người em - cánh tay phải của Fidel lại đang sử dụng kỹ năng đàm phán để đưa Cuba đến gần với Mỹ hơn, và trong tiến trình này, ông tách khỏi chủ trương cách mạng mà ông từng giúp thiết kế.

Thành tựu lớn nhất cho đến nay của ông Raul Castro là giảm căng thẳng với Mỹ, mà biểu tượng là chuyến thăm Cuba lịch sử của Tổng thống Barack Obama.

Hôm 20.3, sau khi đến Havana, gia đình Obama đã tham quan nhà thờ chánh tòa Havana (xây từ thế kỷ 18). Người hướng dẫn họ là Hồng y Jaime Ortega, người cùng Giáo hoàng Francis làm môi giới cho cuộc đàm phán bí mật giữa 2 đối thủ lịch sử.

Theo WSJ, Cuba từng xem Điện Vatican là kẻ thù. Nhưng ông Raul Castro dùng Vatican làm trung gian để có thể đàm phán với Mỹ, điều không thể có với chính phủ vô thần của Fidel.

Ông Raul Castro cũng đã công khai nói có thể ông sẽ trở lại đạo Thiên Chúa.

Sau 18 tháng đàm phán bí mật, hồi tháng 12.2014, hai ông Obama-Raul Castro đồng tuyên bố Mỹ-Cuba bắt đầu bình thường hóa quan hệ.

Từ đó, hai nước đã mở lại sứ quán ở Havana và Washington, trong khi các hãng hàng không dân sự Mỹ sẽ nối lại đường bay đến Cuba trong năm 2016.

Các nhà phân tích và người Cuba lưu vong nói: những thay đổi này sẽ không thể có, nếu như Fidel vẫn còn nắm quyền lực.

WSJ dẫn lời Alfredo Duran, một cựu binh Mỹ gốc Cuba lưu vong, từng tham gia chiến dịch Vịnh Con Heo (Mỹ bất thành trong âm mưu xâm chiếm Cuba năm 1961) và biết rõ anh em Castro từ lúc Duran còn trẻ ở Cuba:

 “Fidel là người mơ mộng, trong khi Raul là một nhà kỹ trị duy trì cuộc cách mạng qua từng ngày. Ông ấy biết cách giao trách nhiệm và duy trì hoạt động của tổ chức”.

 Không thể nào có chuyện Fidel chấp nhận Cuba làm thân với Mỹ, vì Fidel cần dùng kình địch Mỹ làm “dê tế thần” cho những yếu kém của Cuba.

 Vì thế, các đời tổng thống Mỹ trong những năm 1970 và 1990 đều không thể tiếp cận Fidel.  

Bao My: Chu tich Cuba Raul Castro la nguoi Cong san thuc dung-hinh-anh-1
Anh trai Fidel và em ruột Raul Castro

  Vị Bộ trưởng quốc phòng nỗ lực học kinh tế thị trường

 WSJ nhắc khi ông kế nhiệm anh ruột Fidel  hồi năm 2008, ông hứa sẽ tiếp tục theo đuổi cuộc cách mạng mà Fidel từng dẫn dắt thành công hồi năm 1959.

Nhưng ông Raul Castro chỉ giữ một phần lời hứa. Vị lãnh đạo nay 84 tuổi trở nên thực dụng hơn: cho phép công dân mở công ty tư nhân, tiếp cận internet.

Ông cũng cử sĩ quan đi học quản trị ở các trường kinh tế châu Âu. Chính ông đi Trung Quốc nhiều lần, để học các chính sách kinh tế thị trường của Bắc Kinh.

Từng được xem là một Bộ trưởng quốc phòng chủ trương cứng rắn, ông Raul Castro đang hướng Cuba tới một nền kinh tế thị trường, tách khỏi chính sách bao cấp lâu nay.

Mục tiêu của sự thay đổi là khoảng 40% trong tổng số 11 triệu dân Cuba kiếm ra tiền từ lĩnh vực tư nhân, theo tổ chức nghiên cứu Văn phòng Washington về Mỹ La tinh (Mỹ).   

WSJ dẫn lời những người theo dõi sự nghiệp ông Raul Castro: ông thừa nhận cần phải cải cách kinh tế-đi cùng quan hệ mới với Mỹ để đáp ứng mong muốn của người dân Cuba, đồng thời duy trì xã hội ổn định.

Việc Cuba làm thân với Mỹ cũng nhằm mở mang công nghiệp du lịch của đảo quốc Cuba tươi đẹp.

WSJ dẫn lời tài xế taxi Manuel Delgado, người vừa chỉ tay về phía các du khách Mỹ cùng các khách sạn do người nước ngoài điều hành mà dưới thời Fidel, người Cuba không được đến ở, nói: “Bạn có thể thấy những thay đổi dưới thời Raul. Chẳng có gì bí mật cả, bạn có thể thấy sự khác biệt giữa hai ông”.

 Fidel ghét sự trưởng giả, Raul dễ gần hơn anh ruột

Trong khi cuộc chiến tranh du kích do Fidel phát động đã gieo niềm cảm hứng cho nhiều cuộc nổi dậy trên thế giới, ông Raul Castro công khai đề cập tầm quan trọng của việc kết thúc cuộc chiến tranh du kích giữa chính phủ Colombia với quân nổi dậy. Cuba làm trung gian hòa giải giữa hai phe này.

Động thái này khiến Cuba nhận được sự ủng hộ của các đồng minh của Mỹ ở Mỹ La tinh. Họ tung hết nỗ lực vận động hành lang để Mỹ kết thúc lệnh cấm vận kinh tế đối với Cuba.

WSJ cũng viết: khi cuộc cách mạng Cuba làm dòng họ Castro bị phân hóa, Raul Castro là người dễ gần hơn là Fidel, theo các thành viên gia đình như người em gái Juanita Castro.

Trong cuốn sách “Fidel và Raul, những người anh của tôi: Lịch sử bí mật” xuất bản năm 2009, bà Juanita mô tả Raul Castro là người đàn ông của gia đình, và là đứa con trai khóc thương mẹ hấp hối.

Trong khi đó, Fidel thờ ơ với sự qua đời của mẹ, từ chối cử máy bay mời một em gái khác đến dự lễ tang. Người em gái còn nhớ Fidel từng nói: “Tôi chẳng muốn nhượng bộ kiểu trưởng giả đối với bất kỳ ai, vì đây là giai đoạn tiết kiệm tối đa cho cuộc cách mạng !”.

Nhà sử học Jonathan Hansen của đại học Harvard, từng viết sách về thời trẻ của Fidel, nói ông nổi tiếng là người thích tự do hành động, chú ý từng tiểu tiết nên bị hạn chế khả năng tổ chức.

Trong cuộc chiến tranh du kích hồi những năm 1950, Fidel thường đếm kỹ số quân phục và số đạn cấp cho các đồng đội. Hansen nói: “Ông ấy nhận định cuộc cách mạng quá quan trọng, không thể trao cho người khác nắm. Và đó là sai lầm chính của ông ấy”.

Bao My: Chu tich Cuba Raul Castro la nguoi Cong san thuc dung-hinh-anh-2
Che với Raul và Fidel Castro thời chiến tranh du kích 

  Vĩnh Thụy (theo The Wall Street Journal)

Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon

:)
:(
=(
^_^
:D
=D
=)D
|o|
@@,
;)
:-bd
:-d
:p
:ng
:lv
Thanks for your comment
Loading...