Xuất khẩu thu hẹp, giá gạo 'thấp thỏm' tăng từ đầu tháng 3

Sáng 21.3, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đã công bố giá cả thị trường của một số mặt hàng trong 15 ngày đầu tiên của tháng 3.2016. 

Theo Cục Quản lý giá cho biết, so với cùng kỳ tháng 2.2016, 15 ngày đầu của tháng 3, giá một số mặt hàng thiết yếu trên thị trường thế giới đang có xu hướng tăng như: giá chào bán gạo xuất khẩu tại Thái Lan và Việt Nam, giá LPG, giá xăng dầu, giá đường và giá thép; riêng giá phân bón Ure lại giảm. 

Tại thị trường trong nước, giá một số mặt hàng thiết yếu có xu hướng ổn định hoặc tăng. Các mặt hàng có xu hướng ổn định như: xi măng, xăng dầu, phân Ure và đường... Các mặt hàng có xu hướng tăng giá như: LPG, thép, thóc gạo tại miền Bắc và giá lúa gạo tại miền Nam.

Tại miền Bắc, giá thóc tẻ dao động phổ biến ở mức 6.500 - 7.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg; giá một số loại thóc chất lượng cao hơn phổ biến ở mức 8.000 - 9.000 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg; giá gạo tẻ thường dao động phổ biến ở mức 8.000 - 14.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.

Tại miền Nam, giá lúa dao động ở mức 5.250 - 5.600 đồng/kg, tăng 350 - 400 đồng/kg; gạo thành phẩm xuất khẩu loại 5% tấm giá khoảng 7.700 - 7.800 đồng/kg, tăng 200 - 300 đồng/kg; loại 25% tấm giá ở mức 7.450 - 7.550 đồng/kg, tăng 250 - 350 đồng/kg.

Trước đó vào ngày 20.3, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã thông báo nhiều thị trường chính của xuất khẩu gạo Việt Nam như Indonesia, Philippines… đã rút lại kế hoạch nhập khẩu gạo trong thời gian tới khiến gạo Việt lỡ nhiều hợp đồng lớn. Đánh giá về nguyên nhân khiến thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đang bị thu hẹp, VFA cho rằng những yếu tố chính trị đầu năm 2016 đã ảnh hưởng mạnh tới hoạt động xuất nhập khẩu gạo của Việt Nam. 

VFA cho biết, trước mắt Indonesia sẽ chưa nhập khẩu gạo của Việt Nam cho đến khi giá thị trường nội địa của họ tăng vọt do thiếu nguồn cung cấp. 

Động thái hai thị trường truyền thống lớn của Việt Nam là Indonesia và Philippines rút kế hoạch nhập khẩu đã khiến cho Việt Nam lỡ nhịp trong xuất khẩu gạo quý đầu năm. Tuy nhiên, VFA cho rằng, Việt Nam không chịu tác động nhiều với sự kiện này, ngược lại giá lúa gạo tiếp tục tăng do nhu cầu thực hiện các hợp đồng đã ký và nhu cầu trở lại mạnh từ Trung Quốc, kết hợp với áp lực giảm sản lượng do tác động của khô hạn và xâm nhập mặn ở các tỉnh ven biển. 

Nhận định chung về triển vọng thị trường xuất khẩu gạo, VFA cho rằng việc xuất khẩu gạo đầu năm 2016 sẽ có nhiều thuận lợi hơn so với đầu năm 2015 vì gạo tồn kho năm 2015 không còn nhiều như các năm trước. Hợp đồng thương mại và hợp đồng tập trung từ năm 2015 chuyển qua khoảng hơn 1,3 triệu tấn. Do vậy, nhiều khả năng vụ đông xuân 2015 - 2016 sẽ không phải mua tạm trữ như vụ đông xuân 2014 - 2015. 

Tuyết Nhung

Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon

:)
:(
=(
^_^
:D
=D
=)D
|o|
@@,
;)
:-bd
:-d
:p
:ng
:lv
Thanks for your comment
Loading...