Cụ thể, theo Tổng cục Thống kê, Lai Châu có 4 nhóm hàng có mức giá cao hơn không đáng kể từ 1-4%, 7 nhóm có mức giá gần bằng từ 95-99,7%. Với những mức giá này, năm 2015 giữa Hà Nội và Lai Châu đã có sự thay đổi vị trí cho nhau.
Các tỉnh có mức giá đứng liên tiếp sau Lai Châu và Hà Nội là Sơn La (99,27%), Lào Cai (99,02%) và Điện Biên (98,85%). Các tỉnh này có mức giá cao nhất chủ yếu ở nhóm hàng giao thông từ 1-3%.
Theo bà Đỗ Thị Ngọc, Phó vụ trưởng Vụ thống kê giá (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), lý do Lai Châu là tỉnh có mức sinh hoạt đắt đỏ bởi vì Lai Châu là tỉnh miền núi xa xôi, lưu thông khó khăn, hàng hóa phải chuyển từ miền xuôi lên nên chi phí cao.
Bên cạnh đó, hệ thống phân phối của Lai Châu cũng khá phân tán, chi phí duy trì hệ thống phân phối cao, cùng với chi phí cho việc dự trữ hàng hóa trong kho bãi đã khiến giá sinh hoạt bị đẩy lên cao hơn so với các vùng khác.
TP.HCM đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng này. Nguyên nhân được xác định là do những năm gần đây, TP.HCM thực hiện chương trình bình ổn giá nên các mặt hàng như lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc, thuốc lá… không có mức tăng đột biến.
Theo đó, chỉ số SCOLI của TP.HCM chỉ bằng 97,39% so với Hà Nội. Trong 11 nhóm hàng, TP.HCM có tới 9 nhóm hàng có mức giá thấp hơn Hà Nội từ 1-8%. Chỉ có 2 nhóm hàng có mức giá cao hơn là giao thông và giáo dục với mức cao hơn lần lượt là 100,8% và 115%.
Chỉ số SCOLI là một chỉ tiêu thống kê quốc gia, phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá sinh hoạt giữa các vùng, địa phương trong một thời gian nhất định (thường là một năm).
Chỉ số SCOLI năm 2015 được tính cho 6 vùng, trong đó so sánh giá của 5 vùng so với vùng đồng bằng sông Hồng; 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong đó so sánh giá của 62 tỉnh, thành so với thành phố Hà Nội.
Trí Lâm
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon