Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới đã cắt giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại, một động thái để kích thích tăng trưởng nóng trở lại cho nền kinh tế nước này.
Sản lượng dầu thô của Mỹ đã giảm 3 tháng liên tiếp sau khi số liệu lượng khai thác của nước này vào tháng 12.2015 được công bố, theo thông tin được chính phủ Mỹ. Sản lượng khai thác dầu thô hiện tại của Mỹ đang ở mức thấp nhất tính từ tháng 12.2014, trong khi nhu cầu dầu thô đang tăng trở lại.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cũng giảm sản lượng khai thác dầu trong tháng qua, một động thái được cho là để đảm bảo giá dầu không đi xuống nữa.
Ả Rập Saudi đã làm việc với Venezuela và Qatar cũng như Nga nước không phải là thành viên OPEC để "đóng băng" sản lượng khai thác dầu thô mà đã đạt đỉnh vào tháng 1.2016. Ả Rập Saudi đã đưa ra cam kết "giữ liên lạc với tất cả các nhà sản xuất dầu chính nhằm để hạn chế biến động" giá trên thị trường dầu thô.
"Chúng ta phải chấp nhận thực tế rằng giá dầu thô sẽ bắt đầu cao hơn từ bây giờ", ông Jeffrey Grossman, đại lý môi giới năng lượng tại BRG, cho biết.
Giá dầu Brent ngày 29.2 đã tăng 2,5% lên thành 35,97 USD/thùng. Tuy nhiên, giá dầu thô hiện tại vẫn đang mất đi đến 70% giá trị, tính từ lúc đạt đỉnh hồi giữa năm 2014 là trên 100 USD/thùng.
Dù vậy, sự phục hồi ổn định của giá dầu trong hai tuần liên tiếp vừa qua cho thấy, giá trị của "vàng đen" đã chạm đáy của mình và sẽ tiếp tục tăng trở lại trong thời gian tới.
Theo Reuters, giá dầu trung bình trong năm 2016 sẽ đạt ở mức 40 USD/thùng. Ngân hàng Goldman Sachs thì cho rằng, nếu đầu ra không tăng trưởng nóng thì việc ổn định sản xuất sẽ khiến giá dầu tăng không đáng kể.
Iran sẽ trở thành mối lo ngại chính với kế hoạch ổn định giá dầu của Ả Rập Saudi, bởi nước này đang gia tăng sản lượng khai thác dầu của mình để đạt được sản lượng khai thác bằng với mức trước khi bị quốc tế trừng phạt.
Thiên Hà (theo Reuters)
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon