Tổng thống Nga Putin lại bất ngờ rút khỏi Syria

Khi hành động, ông Putin không là người hỏi ý kiến của thế giới. Ông từng làm Mỹ bị bất ngờ khi quyết định can thiệp quân sự vào nội chiến Syria từ ngày 30.9.2015.

Ngày 14.3, Tổng thống Nga Putin lại hành động bất ngờ, tuyên bố Nga sẽ rút quân khỏi vùng chiến sự. Lệnh này có hiệu lực từ ngày 15.3, khiến nhiều nước liên quan bất ngờ.

Dù vậy, phương Tây cẩn trọng hoan nghênh thông tin này, khi nội chiến Syria bước vào năm thứ sáu và đàm phán hòa bình đã được nối lại ở Thụy Sĩ.

Ông Putin đã gọi điện cho Tổng thống Syria Bashar Assad để cho người đồng minh lâu năm này biết rằng, ông Assad sẽ không còn có thể trông cậy sự hỗ trợ quân sự đầy đủ của Moscow, dù Nga vẫn đóng quân ở căn cứ không quân tại thành phố Latakia và ở cơ sở hải quân ở Tartus. Chưa rõ Nga sẽ ngưng các cuộc không kích, với máy bay ném bom xuất kích từ Latakia hay không.

Trong bài phát biểu trên đài truyền hình Nga, ông Putin nói: “Tôi đánh giá các mục tiêu đề ra cho Bộ Quốc phòng đã được thực hiện. Đấy là lý do tôi ra lệnh rút một bộ phận quân sự Nga lớn khỏi Cộng hòa Ả rập Syria, bắt đầu từ ngày mai”.

Tong thong Nga Putin lai hanh dong bat ngo: rut khoi Syria-hinh-anh-1
Lính Nga bảo vệ chiến đấu cơ ở Latakia
Tranh thủ chiến thắng quân sự trước thềm bầu cử tổng thống Nga 2018

Đối với người Nga, sự can dự của Nga ở Syria được đề cao là một chiến dịch quân sự thành công, không nhiều mất mát, nhanh chóng và sắc bén.

Nhưng đằng sau tuyên bố rút quân này là cuộc bầu cử tổng thống Nga sẽ diễn ra vào năm 2018, tập trung khai thác mức độ uy tín hiện vẫn cao của ông Putin, người chưa tuyên bố sẽ tiếp tục tranh cử hay không.

Các nhà phân tích nói: trong bối cảnh này, Điện Kremlin không muốn Nga dính sâu vào một cuộc chiến vốn có thể làm nhớ lại thất bại của Liên Xô khi can thiệp vào Afghanistan hồi những năm 1980.   

Ngoài việc phe đối lập ở Nga phản đối, dù không có chuyện công khai phản chiến, nhưng dân thường Nga bắt đầu phàn nàn về tiêu chuẩn sống bị giảm mạnh vì cuộc khủng hoảng kinh tế Nga.

Hoạt động quân sự của Nga ở Syria làm tốn 3 triệu USD, vào lúc giá dầu thế giới giảm mạnh, cùng việc phương tây cấm vận kinh tế Nga với cớ Nga can thiệp vào khủng hoảng Ukraine.

Lệnh cấm vận đã tác động mạnh đến kinh tế-xã hội Nga. Những cuộc biểu tình nhỏ lẻ đã bùng lên, khi giới nhân công đòi lương chưa được lĩnh, cùng việc cắt giảm ngân sách-vì kinh tế suy thoái và vì giá dầu rớt mạnh-đã tác động đến quân đội.

Nga đề phòng chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ, làm dịu quan hệ với Mỹ

Khi quyết định cùng Syria đánh lại quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS, ông Putin hy vọng sẽ khiến phương Tây nới lỏng lệnh cấm vận Nga. Nhưng hy vọng này không xảy ra, phương Tây vẫn tách riêng chuyện Syria với chuyện Ukraine.

Điện Kremlin có thể đã phải xét lại quyết định can thiệp quân sự vào Syria, từ chuyện giá dầu thế giới giảm mạnh.

Theo các nhà ngoại giao, Ả rập Saudi đã lặng lẽ thông báo với Nga, rằng Nga phạm sai lầm khi “về phe” với Iran theo dòng Hồi giáo Shiite, trong khi Tổ chức các nước Xuất khẩu dầu (OPEC, đa số theo dòng Sunni) giữ phần quan trọng trong việc ổn định thị trường dầu.

Các chuyên gia Trung Đông khác cũng cảnh báo Nga đang lâm nguy hiểm khi có thể xảy ra chiến tranh giữa Nga với Thổ Nhĩ Kỳ (TNK), từ sau vụ không quân TNK bắn hạ một chiến đấu cơ Nga với cớ phi công Nga xâm phạm vùng trời TNK.

Khi phát tín hiệu rút quân, Nga đang muốn làm dịu quan hệ căng thẳng với Mỹ, vốn cáo buộc Điện Kremlin “đổ dầu vào lửa” nội chiến Syria và theo đuổi các quyền lợi Nga.

Ivan Konovalov, chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu đường hướng chiến lược (ở Moscow) nói: “Tôi nghĩ chúng tôi đã cho người Mỹ thấy rằng chúng tôi không có tham vọng quân sự, và không cần những cuộc chiến không cần thiết. Họ đã trách chúng tôi đủ chuyện và đây là cách tốt để chứng minh họ trách sai”.

Các quan chức Mỹ nói đã có những bằng chứng trong vài tháng qua, xem ra cho thấy Moscow không có kế hoạch trú đóng dài hạn ở các căn cứ tại Syria. Ví dụ: quân đội Nga xem ra không xoay vòng khí tài quân sự (xe tăng, máy bay và pháo) giữa các căn cứ.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc nói chuyện điện thoại với ông Putin hôm 14.3, hoan nghênh sự giảm thiểu bạo lực ở Syria, đồng thời nhắc lại quan điểm Mỹ: chỉ có một giải pháp thông qua đàm phán mới có thể kết thúc cuộc nội chiến.

Các  quan chức Nga cũng thừa nhận: sẽ là phi thực tế nếu chiến đấu để khôi phục toàn bộ sự kiểm soát Syria cho chế độ Assad và đã đến lúc tìm một giải pháp thông qua thương lượng.

Tổng thống Putin hy vọng quyết định của ông sẽ khuyến khích tất cả bên liên quan cuộc xung đột Syria theo đuổi một giải pháp hòa bình: “Tôi yêu cầu ngoại trưởng tăng cường sự tham gia của Nga trong việc thúc đẩy tiến trình hòa bình, hướng tới một giải pháp cho cuộc khủng hoảng Syria".

Các nhà phân tích và ngoại giao Phương Tây nhận xét: ông Putin đang ép Tổng thống Assad phải chấp nhận thực hiện giải pháp chính trị, để chấm dứt cuộc nội chiến đã giết chết hơn 250.000 người.

Tong thong Nga Putin lai hanh dong bat ngo: rut khoi Syria-hinh-anh-2
Phi công Nga chuẩn bị xuất kích
Chờ đợi một giải pháp hòa bình đạt được ở Thụy Sĩ

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hồi tháng này, ông Obama miễn cưỡng khen ông Putin: “Ông ấy hoàn toàn không ngốc”.

Nhưng vẫn còn phải chờ xem hai lãnh đạo có đạt được mối quan hệ ấm nồng hơn, trước khi ông Obama mãn nhiệm kỳ vào tháng 1.2017.

Tại Syria, quân đội Assad vốn đã giành được nhiều thắng lợi nhờ sự hỗ trợ của Nga, sẽ tiếc sự kết thúc hỗ trợ của đồng minh. Nhưng chính phủ Syria nói quyết định của ông Putin là giảm số quân Nga chứ không phải là rút quân. Họ nói việc rút quân đội Nga có sự đồng ý của hai ông Assad- Putin.

Nhưng vẫn phải chờ xem thực tại mới sẽ tác động thế nào đến cuộc đàm phán hòa bình ở Thụy Sĩ.

Từ ngày 14.3, Đặc sứ LHQ về nội chiến Syria, ông Staffan de Mistura đã nối lại nỗ lực làm trung gian đàm phán hòa bình giữa Damascus với các nhóm quân nổi dậy đòi lật đổ ông Assad.

Vĩnh Thụy (theo The Age)

+ Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu báo cáo Tổng tư lệnh quân đội Nga Putin: trong 5 tháng Nga mở các cuộc không kích, đã có hơn 9.000 đợt xuất kích, giải phóng 400 vùng dân cư (tổng diện tích 10.000 km vuông) khỏi tay quân khủng bố.

+ Nhờ sự hỗ trợ từ trên không này, quân đội Syria đã chiếm lại nhiều mỏ dầu khí, đưa chúng trở lại hoạt động bình thường.

+ Tổng cộng 209 cơ sở sản xuất dầu và gần 3.000 xe chở dầu của khủng bố đã bị Nga không kích, cắt đứt nguồn tiền của chúng.  

+ Chiến dịch của Nga cũng tiêu diệt 2.000 tay sung khủng bố từ Nga đến, gồm 17 tên chỉ huy.


Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon

:)
:(
=(
^_^
:D
=D
=)D
|o|
@@,
;)
:-bd
:-d
:p
:ng
:lv
Thanks for your comment
Loading...