Không dung nạp thực phẩm là bệnh gì?

Điều quan trọng cần lưu ý là không dung nạp thực phẩm khác với dị ứng thực phẩm. Dị ứng thực phẩm gây nên do hệ thống miễn dịch, trong khi không dung nạp thực phẩm là bạn ăn một loại thức ăn không phù hợp sẽ bị cơ thể đào thải ngay. Một số người bị rối loạn tiêu hóa sau khi ăn các loại thực phẩm như thịt gà, thịt bò, cá biển, đậu phộng… mặc dù hệ thống miễn dịch của họ không phản ứng - không có phản ứng histamine (chứng dị ứng).

Thường thì những thực phẩm liên quan đến không dung nạp thực phẩm bao gồm các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc có chứa gluten, và các thực phẩm gây ra sự tích tụ khí đường ruột, chẳng hạn như đậu và bắp cải.

Khong dung nap thuc pham la benh gi?

Thường mất nhiều thời gian, các triệu chứng không dung nạp thực phẩm mới xuất hiện so với dị ứng thực phẩm (Ảnh từ Internet)

Các triệu chứng không dung nạp thực phẩm

Không dung nạp thực phẩm là chứng bệnh gây ra rất nhiều khó khăn trong chẩn đoán xác định xem là một căn bệnh dị ứng mãn tính hay chứng không dung nạp thực phẩm. Thường các dấu hiệu và triệu chứng luôn chồng chéo lên nhau. Có khi nó khởi phát từ một lượng nhỏ thực phẩm gây dị ứng, thậm chí một lượng rất nhỏ cũng dẫn đến các triệu chứng. Như ở trường hợp với đậu phộng (thực phẩm gây đứng đầu danh sách dị ứng).

Các bác sĩ kiểm tra kháng thể Immunoglobin E (IgE) để tìm ra một triệu chứng rõ ràng mà người bệnh cảm thấy và mô tả được, chẳng hạn như đau hoặc khó chịu hoặc phát ban.

Thường mất nhiều thời gian, các triệu chứng không dung nạp thực phẩm mới xuất hiện so với dị ứng thực phẩm. Bệnh khởi phát xảy ra sau khi ăn phải các thực phẩm không hợp và có thể kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày. Trong một số trường hợp các triệu chứng có thể mất đến 48 giờ để xuất hiện.

Một số người không dung nạp với một số nhóm thực phẩm khác nhau. Việc này gây nhiều khó khăn cho các bác sĩ để xác định xem là một căn bệnh dị ứng mãn tính hay chứng không dung nạp thực phẩm. Xác định được những loại thực phẩm là thủ phạm sẽ mất rất nhiều thời gian.

Theo nghiên cứu của NSW Food Authority- Australia, những triệu chứng thường thấy nhất của không dung nạp thực phẩm bao gồm:

- Đầy hơi.

- Đau nửa đầu.

- Nhức đầu.

- Ho.

- Sổ mũi.

- Cảm thấy mỏi mệt.

- Đau bụng.

- Viêm đại tràng co thắt.

- Nổi mề đay.

Nguyên nhân gây ra chứng không dung nạp thực phẩm:

1. Sự vắng mặt của một loại enzyme

Các enzyme cần thiết để tiêu hóa hết thức ăn. Nếu một số các enzyme này bị thiếu hoặc không đầy đủ, hệ tiêu hóa bị suy yếu. Gần như tất cả các loại thực phẩm đòi hỏi một loại enzyme để tiêu hóa thích hợp. Thiếu hụt enzyme thường là nguyên nhân không dung nạp thực phẩm.

2. Hóa chất gây không dung nạp thực phẩm

Một số hóa chất trong thực phẩm và thức uống có thể gây ra phản ứng, bao gồm cả các amin trong một số loại pho mát. Caffeine trong cà phê, trà và sô cô la. Một số người nhạy cảm hơn với các hóa chất này hơn những người khác.

Khong dung nap thuc pham la benh gi?

Caffeine trong cà phê, trà và sô cô la cũng là một trong các nguyên nhân gây chứng không dung nạp thực phẩm. (Ảnh từ Internet)

3. Ngộ độc thực phẩm - chất độc có thể gây không dung nạp thực phẩm

Một số thực phẩm nguồn gốc tự nhiên có tác dụng độc hại đối với con người, gây ra tiêu chảy, buồn nôn và ói mửa. Đậu nấu chưa chín có chất aflotoxin có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa cực kỳ khó chịu, trong khi đậu nấu chín hoàn toàn không có độc tố. Do đó, đây là câu trả lời cho một số người có phản ứng với đậu sau một bữa ăn.

4. Từ histamine tự nhiên sinh ra trong một số thực phẩm

Một số loại thực phẩm như cá khi không được bảo quản đúng cách, có thể tích lũy histamine bên trong chúng. Một số người đặc biệt nhạy cảm với histamine này và phát triển phát ban da, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Thông thường, các triệu chứng tương tự như sốc phản vệ (phản ứng dị ứng mạnh).

5) Sự có mặt của hoạt chất salicylate trong thực phẩm

Không dung nạp salicylate, còn được gọi là nhạy cảm salicylate, xảy ra khi cơ thể phản ứng khi ăn phải chất này. Hầu hết trong chúng ta có thể ăn các loại thực phẩm có chứa salicylate mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào, nhưng một số người sẽ xuất hiện các phản sau khi ăn một lượng lớn. Do đó các cá nhân nhạy cảm với salicylate nên tránh các thức ăn có nhiều chất salicylate.

- Những người không dung nạp lactose không có đủ lactase, một enzyme phân hủy đường sữa (lactose) thành những phân tử nhỏ hơn mà cơ thể có thể hấp thụ qua ruột. Khi đó, lactose không thể được hấp thu qua thành ruột vào máu. Nếu nó vẫn còn trong đường tiêu hóa có thể gây co thắt, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy và khí ga.

- Những người bị dị ứng với protein sữa có các triệu chứng tương tự như những người không dung nạp lactose. Đó là lý do tại sao một số trường hợp không dung nạp lactose được chẩn đoán nhầm thành chứng dị ứng.

- Salicylate là dẫn xuất của acid salicylic, Nó được tạo ra tự nhiên trong thực vật như một cơ chế bảo vệ chống lại vi khuẩn có hại, nấm, côn trùng và bệnh tật. Salicylate được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Salicylate hầu như có mặt trong các loại thực vật, các loại trái cây và rau quả, gia vị, thảo mộc, trà và các chất phụ gia tạo hương vị.

Ngọc Trác (theo medicalnewstoday.com)
Previous
Next Post »
Thanks for your comment