Lễ vật cúng ông Công, ông Táo thi nhau 'cháy' hàng

Dù sáng nay Hà Nội vẫn rét đậm, nhưng theo khảo sát tại các khu chợ đầu mối và các chợ truyền thống như chợ Mơ, chợ Hoàng Mai, chợ Phùng Khoang, chợ Thái Hà, chợ Ngọc Hà... không khí ngày Tết ông Công, ông Táo vẫn diễn ra vô cùng tấp nập và sôi động. Tất cả các cửa hàng từ cửa hàng thị .đến cửa hàng rau đều có rất đông khách hàng chọn đồ, các chủ cửa hàng đều không kịp trở thanh toán tiền cho khách.

le vat cung ong Cong ong Tao
 Người dân tấp nập đi chợ

Chị Xuyến, một chủ cửa hàng thịt lợn tại chợ Phùng Khoang (Hà Nội), nói: "Hôm nay là ngày Tết ông Công, ông Táo nên mọi người đi chợ từ rất sớm. Tôi cũng phải dọn hàng ra đây từ 4h30 sáng để chuẩn bị đồ đạc và phục vụ khách. Từ sáng tới giờ, tôi đầu tắt mặt tối, một mình phục vụ hàng chục khách một lúc. So với ngày thường, hôm nay, lượng người dân mua thịt tăng mạnh, phải gấp 3 ngày bình thường".

Vội vàng giao sạp rau cho ông xã bán, chị Giang (một tiểu thương tại chợ Dịch Vọng, Hà Nội) chạy vội ra một ra một góc ngồi thở vì mệt, chị cho biết: "Hôm nay, khách quá đông. Từ 6h - 6h30 khách đã ra mua đông rồi. Một mình tôi bán không xuể, ông xã thì đi lấy hàng về. Mọi năm đều vậy, lượng khách hàng vào ngày này cực đông. Nên để chuẩn bị cho phiên chợ ngày 28, 29 tới, tôi phải bảo con, cháu tôi ra bán giúp nữa, chứ một mình thì không kịp được".

le vat cung ong Cong ong Tao
Các sạp rau được bày bán từ sáng sớm 

Ghi nhận trong ngày này, các mặt hàng thực phẩm, rau củ quả vẫn duy trì giá so với mấy ngày trước, giá thịt vẫn dao động từ 85.000 -90.0000 đồng/kg, giá rau vẫn ở mức cao như cải xoong 8.000-10.000 đồng/mớ, cải bắp 17.000-20.000 đồng/kg, cải cúc 8.000-10.000 đồng/kg, khoai tây 17.000 đồng/kg....

Đặc biệt trong ngày hôm nay, hai mặt hàng bán chạy nhất là cá chép và lễ phục cúng ông Công, ông Táo. Từ chợ nhỏ đến các chợ truyền thống, cá chép vàng được nhập về "ùn ùn" để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng. 

Chị Xuân, một chủ cửa hàng cá tại chợ Dịch Vọng (Hà Nội), cho hay: "Để chuẩn bị cho ngày Tết ông Công, ông Táo, tôi đã nhập một khối lượng lớn cá chép vàng về. Quả thật, người dân mua rất nhiều, tôi sắp hết hàng rồi, đang tính đi nhập thêm để chiều bán tiếp. Cá chép vàng mỗi con tôi bán dao động từ 10.000-20.000 đồng".

le vat cung ong Cong ong Tao
 Các chép vàng được bày bán trong ngày 23 tết

Được người dân ưa chuộng do có mẫu mã đẹp nên nhiều chủ hàng bán cá chép vàng đã "cháy" hàng từ thời điểm cận trưa ngày hôm nay.

Trong khi đó, dù đã có yêu cầu hạn chế sử dụng nhưng các loại lễ vật cúng ông Công, ông Táo như quần áo, vàng mã... vẫn được người dân tiêu thụ với một số lượng lớn.

Chị Vân bán hàng mã tại chợ Phùng Khoang vui vẻ chia sẻ: "Năm nay, thị trường hàng mã ông Công, ông Táo diễn ra rất sôi động, đa dạng về mẫu mã cũng như giá cả. Cho đến nay, tôi nhập về cũng rất nhiều hàng với đa dạng mẫu mã. Từ sáng đến giờ, nhiều mẫu hết hàng rồi đó".

Một chủ cửa hàng mã khác trên phố Hàng Mã, Hoàn Kiếm, Hà Nội cũng cho biết: "Từ đầu tháng Chạp, tôi đã nhận bán lẻ, bán buôn các sản phẩm hàng mã, cá chép để cúng ông Công ông Táo. Giá bán ra thì một bộ đồ cúng ông Công, ông Táo bình dân đầy đủ bao gồm quần, áo, dày, mũ có giá từ 80.000-100.000 đồng/bộ. Nếu là bộ óng ánh thì từ 130.000 - 150.000 đồng/bộ. Từ sáng đến giờ, tôi bán cũng được mấy trăm bộ rồi đấy".

le vat cung ong Cong ong Tao
Các loại hàng mã 

Bày tỏ quan điểm về việc mua vàng mã cúng ông Công, ông Táo năm nay, chị Minh Hiền, một khách hàng mua đồ, cho rằng: "Dù biết là đã có những yêu cầu về việc hạn chế đôt vàng mã nhưng ngày tết cổ truyền, cả năm mới có một lần thì phải cúng đầy đủ. Tôi cũng không mua nhiều, so với các năm trước, năm nay tôi chỉ mua 1-2 bộ tượng trưng thôi".

Từ sau 12 giờ trưa đến chiều tôi ngày hôm nay, người dân Hà Thành sẽ tập trung đi thả cá chép tại các sông, hồ. Tại Hà Nội, các điểm phóng sinh cá chép phổ biến vẫn là cầu Chương Dương, cầu Long Biên, Hồ Tây...

Tuyết Nhung

Previous
Next Post »
Thanks for your comment