Vì sao 2 máy cài Bluezone đặt cạnh nhưng không thấy nhau?

Bluezone được phát triển để xác định các tiếp xúc gần nhằm tìm ra đường đi của virus. Thế nhưng, nhiều người dùng đặt máy cạnh nhau mà chẳng thể “quét” ra người bên cạnh. 

Nếu thiết bị của người dùng đều đã cài đặt ứng dụng Bluezone, có 3 cách giải thích khi gặp phải tình trạng này.

Đầu tiên, có khả năng ít nhất 1 trong 2 máy đã vô tình tắt kết nối Bluetooth mà không biết. Bật Bluetooth là điều kiện cơ bản nhất để ứng dụng có thể hoạt động bình thường. 

Việc bật Bluetooth là yêu cầu bắt buộc bởi đây là công nghệ được lựa chọn khi phát triển Bluezone. Nguyên lý hoạt động của Bluezone là thiết bị của người dùng sẽ tự kết nối với nhau bằng sóng Bluetooth khi khoảng cách giữa họ dưới 2 mét. Trong quá trình đó, ứng dụng Bluezone trên 2 thiết bị sẽ tự trao đổi với nhau dữ liệu về mã ID. 

Vì sao 2 máy cài Bluezone đặt cạnh nhưng không thấy nhau?
Nếu 2 máy cài Bluezone đặt cạnh nhưng không thấy nhau, hãy kiểm tra lại kết nối Bluetooth. Ảnh: Trọng Đạt

Nếu việc giữ khoảng cách dưới 2 mét được duy trì liên tục sau một khoảng thời gian (ví dụ như 10 phút), dữ liệu về mã ID của thiết bị kết nối sẽ được lưu lại. Dữ liệu này không được tải lên server mà được lưu trữ ngay trên điện thoại của người dùng. 

Trong trường hợp một người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19, nhân viên y tế sẽ hỏi xin mã ID của người đó để cập nhật lên hệ thống. Thông tin này sau đó sẽ được tải xuống ứng dụng Bluezone của tất cả người dùng. Trường hợp mã ID nhận được trùng với mã ID trong lịch sử tiếp xúc 14 ngày, ứng dụng sẽ phát đi cảnh báo về nguy cơ có khả năng lây nhiễm.

Với nguyên lý hoạt động như vậy, việc bật Bluezone là yêu cầu tối thiểu để 2 người dùng có thể “quét” ra nhau. 

Trong trường hợp cả 2 máy đã cài Bluezone, bật Bluetooth nhưng vẫn không “thấy" nhau, điều này là do thiết bị không “quét” liên tục mà có chu kỳ nghỉ luân phiên để tiết kiệm năng lượng. 

Vì sao 2 máy cài Bluezone đặt cạnh nhưng không thấy nhau?
Ứng dụng Bluezone ngắt nghỉ việc rà quét theo chu kỳ để tiết kiệm năng lượng, do đó số liệu hiển thị giữa 2 máy có thể có sai khác. Ảnh: Trọng Đạt

Theo giải thích của đơn vị phát triển, mỗi thiết bị sẽ có khoảng thời gian hoạt động và nghỉ khác nhau. Nếu người dùng đặt máy cạnh nhau mà không thể quét ra người bên cạnh, rất có thể một trong hai máy đang ở vào trạng thái nghỉ. Tại thời điểm đó, thiết bị này sẽ không thể ghi nhận việc tiếp xúc với các thiết bị mới. 

Khoảng thời gian nghỉ giữa các lần quét rất ngắn. Do đó, dù số số liệu hiển thị giữa các máy có thể khác nhau, người dùng không cần lo lắng bởi việc ghi lại các tiếp xúc gần vẫn được thực hiện đầy đủ.

Tuy nhiên, để được lưu vào danh sách tiếp xúc gần, hai người sẽ phải gặp nhau trong một khoảng thời gian đủ dài. Độ dài này được định nghĩa bằng một khoảng thời gian đủ để virus có thể lây nhiễm. 

Ngoài ra, vẫn còn đó một trường hợp thứ 3, đó là khi người dùng tải nhầm ứng dụng có tên gần giống Bluezone. Thực tế cho thấy, rất nhiều người đã gõ sai tên ứng dụng Bluezone và gặp phải tình trạng này. 

 Trọng Đạt

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.

Previous
Next Post »
Thanks for your comment