Cậu bé "phép màu" nắm giữ tương lai Hoàng gia Nhật

Khi chào đời vào năm 2006, Hoàng tử Hisahito được coi như một phép màu vì kể từ năm 1965 Hoàng gia Nhật chưa đón bé trai mới sinh nào.

Cậu bé 'phép màu' nắm giữ tương lai Hoàng gia Nhật
Hoàng tử Hishahito và cha mẹ. Ảnh: Reuters

"Ý trời đã được hé lộ"

Hoàng tử Hisahito, năm nay 14 tuổi và là người thừa kế ngai vàng hàng thứ hai ở Nhật. Không như những thiếu niên cùng tuổi đam mê trò chơi mới trên truyền hình hay các bài hát mới phát hành của Justin Bieber hoặc BTS, Hisahito có nhiều việc quan trọng hơn phải lo lắng, như tương lai của Hoàng gia Nhật.

Dù hiến pháp Nhật không trao quyền chính trị cho Nhật hoàng, song vị trí này vẫn được coi là biểu tượng quan trọng của quốc gia, người có thể hợp nhất lòng dân.

Khi Hisahito thăm Bhutan vào tháng 8/2019 – chuyến đi nước ngoài đầu tiên của cậu sau khi Nhật hoàng Naruhito lên ngôi, nhiều người đã coi đó là màn ra mắt của người nắm giữ tương lai hoàng gia. Chào đón đại diện nước chủ nhà trong trang phục kimono “hakama” truyền thống và thử bắn cung, đây là lần hiện diện hiếm hoi trước công chúng của cậu bé đang phải gánh vác tương lai của Hoàng gia Nhật.

Hoàng tử Hisahito là người thừa kế ngai vàng duy nhất trong thế hệ của cậu. Cha mẹ cậu là Hoàng thái tử Akishino và công nương Kiko. Nhật hoàng Naruhito là bác của Hisahito.

Do đương kim Nhật hoàng chỉ có duy nhất một con gái và theo luật thừa kế - vốn quy định chỉ có con trai mới có thể trở thành vua nên cha của Hisahito hiện là người thừa kế ngai vàng hàng thứ nhất. Khi Hisahito chào đời vào năm 2006, cậu được coi như một phép màu vì từ năm 1965, Hoàng gia Nhật chưa đón bé trai mới sinh nào, theo SCMP.

Trước đó, nhiều nhân vật bảo thủ đã lo lắng về tương lai hoàng gia, thậm chí còn có nhiều lời kêu gọi sửa luật thừa kế, cho phép nữ giới thừa kế ngai vàng. Ngay khi những động thái nghiêm túc được tiến hành để sửa luật thì Hisahito chào đời. “Các nhân vật bảo thủ cảm thấy rằng ý trời đã được hé lộ”, Hidehiko Kashara, giáo sư Khoa học chính trị tại Đại học Keio nói.

Sức ép nặng nề

Là nhân vật được nhiều người chú ý, Hisahito được cho là sẽ phải đương đầu với hàng loạt bất đồng quan điểm trong hoàng gia.

Tuy nhiên, làn sóng chấn động đã lan khắp Nhật sau khi một nam giới thừa nhận đã lên kế hoạch sát hại hoàng tử bé. Con dao nhọn hoắt đã được tìm thấy trong ngăn bàn ở trường học của Hisahito. Sau khi bị cảnh sát bắt, nam giới trên đã thừa nhận ý định giết hại hoàng tử, song lại đổi ý và để dao vào ngăn bàn như một lời cảnh cáo.

Hiện, là người thừa kế ngai vàng hàng thứ hai duy nhất, Hisahito phải hứng chịu nhiều sức ép nặng nề, đặc biệt là khi các nhân vật bảo thủ luôn theo dõi sát xem cậu có được nuôi dạy thích hợp để trở thành người đứng đầu hoàng gia hay không.

“Điều quan trọng là phải làm cho Hisahito nhận thức được cậu ấy ở vị thế thừa kế ngai vàng khi giao tiếp với mọi người và làm cho mọi người nhớ tới điều đó từ khi cậu còn ít tuổi”, ông Kasahara nói.

Hisahito đang theo học ở một trường phổ thông trực thuộc Đại học Ochanomizu. Cậu là thành viên hoàng gia đầu tiên không theo học tại trường tư Gakushuin kể từ thời chiến tranh. Không giống ông nội Akihito, người được định hình với với vai trò là biểu tượng hoà bình, dân chủ và hoà giải, Hisahito không có người thầy đặc biệt nào giúp cậu chuẩn bị cho tương lai là một vị vua.

“Cần thiết phải có một ai đó giúp Hisahito nhận biết điều gì là thích hợp với một hoàng gia trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, tới giờ vẫn chưa rõ Hoàng thái tử Akishino và hoàng gia đã nghiêm túc cân nhắc vấn đề đó chưa”, Reuters dẫn lời một chuyên gia về các hoàng gia châu Âu tại Đại học Kanto Gakuin nói.

Hoàng tử Hisahito dưới ống kính của Reuters

Cậu bé 'phép màu' nắm giữ tương lai Hoàng gia Nhật
Cậu bé 'phép màu' nắm giữ tương lai Hoàng gia Nhật
Cậu bé 'phép màu' nắm giữ tương lai Hoàng gia Nhật
Cậu bé 'phép màu' nắm giữ tương lai Hoàng gia Nhật
Cậu bé 'phép màu' nắm giữ tương lai Hoàng gia Nhật
Cậu bé 'phép màu' nắm giữ tương lai Hoàng gia Nhật
Cậu bé 'phép màu' nắm giữ tương lai Hoàng gia Nhật
Cậu bé 'phép màu' nắm giữ tương lai Hoàng gia Nhật

Hoài Linh

Học cách Nhật đương đầu với khủng hoảng dân số già

Học cách Nhật đương đầu với khủng hoảng dân số già

Dân số Nhật đang giảm nhanh hơn bao giờ hết. Bị đè nặng bởi tình trạng sinh thấp, ngày càng nhiều người cao tuổi, Nhật đang thiếu những người trẻ tuổi có thể làm các công việc hàng ngày.

Bài học Nhật giải quyết tình trạng thiếu lao động vì dân số già

Bài học Nhật giải quyết tình trạng thiếu lao động vì dân số già

Là nước có dân số già lại phải đối mặt với lực lượng lao động thiếu hụt, chính phủ Nhật đã đầu tư lớn giúp đỡ những người trên 60 tuổi đang thất nghiệp quay trở lại làm việc.

Previous
Next Post »
Thanks for your comment