Đó là những chia sẻ của Đại tá Mạc Đức Trọng, Phó Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình (GGHB) Việt Nam, Đội trưởng Đội Công binh số 1 tại phái bộ UNISFA. Đại tá Trọng là một trong hai sĩ quan đầu tiên của Việt Nam lên đường đi làm nhiệm vụ sĩ quan liên lạc tại phái bộ GGHB Liên Hợp Quốc ở Nam Sudan.
Mới đây từ thị trấn Abyei (châu Phi) xa xôi kết nối trực tuyến về đầu cầu Bộ Quốc phòng trong hội nghị rút kinh nghiệm khi Việt Nam tham gia hoạt động GGHB của Liên Hợp Quốc, Đại tá Trọng không giấu nổi cảm xúc tự hào khi nói về các hoạt động GGHB được Việt Nam triển khai.
Không làm cho có, làm qua loa để về viết báo cáo
Anh chia sẻ, các sĩ quan QĐND Việt Nam trong màu áo GGHB sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ gì mà Việt Nam và Liên Hợp Quốc đã thỏa thuận trong bản ghi nhớ, kể cả những việc không quy định cụ thể nhưng miễn là có ích cho nhân dân địa phương, có lợi cho phái bộ và nằm trong khả năng và điều kiện thì không nề hà, không ngại khó ngại khổ.
Đại tá Trọng bày tỏ, "với tôn chỉ này, uy tín của Quân đội ta, hình ảnh tốt đẹp của Việt Nam luôn được tôn vinh, được bạn bè quốc tế nể trọng, được nhân dân địa phương quý mến".
Bệnh viện dã chiến cấp 2 ở Bentiu sẵn sàng chữa bệnh cho lãnh đạo địa phương, chỉ huy quân đội địa phương hoặc người nhà của họ. Điều này không nêu trong bản ghi nhớ (cũng không cấm), nhưng việc làm như vậy gián tiếp bảo đảm an toàn cho lực lượng ta khi hoạt động trên địa bàn, binh lính hoặc cấp dưới của những người đó chắc chắn sẽ không gây khó dễ cho lực lượng Việt Nam khi biết ta đã giúp lãnh đạo họ.
Đội Công binh ở Abyei được giao nhiệm vụ chống ngập cho khu vực dân cư Abyei, anh Trọng cho biết, nhiệm vụ thì chung chung như vậy, nhưng khi khảo sát thực địa, lãnh đạo địa phương đề nghị làm thêm đến đâu, ta cũng vui vẻ nhận lời và thực hiện chu đáo.
Đại tá Trọng xúc động nói: "Ban đầu, người dân phản đối nhưng chỉ một vài hôm khi biết đó là quân đội Việt Nam, toàn bộ nhân dân khu vực cứ gặp bộ đội ta là hô Việt Nam, dần dà khi làm, người dân còn mang nước và đồ ăn ra mời – mặc dù gia cảnh của họ rất nghèo, mang ghế ra cho bộ đội ta ngồi. Những tình cảm đó xuất phát từ việc ta giúp họ từ trong tâm, không vụ lợi, không làm cho có, làm qua loa đại khái để về viết báo cáo".
Không những thế bộ đội ta còn tận tình đi xin những ống cống cũ để làm lối đi vào nhà cho dân, xin cả đất để làm đường vào trường học cho trẻ em, xin cả container xi măng đóng cứng để lát lối đi bộ cho học sinh…
Cho đến nay, hình ảnh tốt đẹp Bộ đội cụ Hồ, uy tín của Việt Nam đã được lan tỏa rộng khắp toàn bộ khu vực thị trấn Abyei. Đến nỗi, người dân còn gửi lời khen ngợi và cám ơn bộ đội công binh Việt Nam tới lãnh đạo phái bộ, làm họ rất hài lòng và ngưỡng mộ việc mà ta đã làm cho địa phương.
Không những dân vận giỏi, lực lượng GGHB của ta còn giỏi về chuyên môn và làm quyết liệt, Đại tá Trọng cho biết, qua việc tuyển chọn nhân sự quân y và công binh, Việt Nam cử những cán bộ có chuyên môn đạt yêu cầu cao, hoàn thành những nhiệm vụ phức tạp. Bệnh viện dã chiến cấp 2, đã cấp cứu được nhiều ca nặng hơn quy định năng lực được quy định.
Đặc biệt, đội Công binh đã nhận công trình quy mô lớn, phức tạp về kết cấu, lắp ráp hoàn toàn. Công trình này trước đây đơn vị công binh dân sự Liên Hợp Quốc thuê đã thử làm, nhưng mới chỉ xem bản vẽ, thử lắp một vài cột, xong xin trả lại phái bộ vì không làm được.
"Ta nhận công trình với 3 yếu tố không bình thường: một là, chưa một quốc gia nào đoàn Tiền trạm nhận công trình làm (nhiệm vụ tiền trạm là tập trung đón đoàn chính và trang thiết bị); hai là, công trình phức tạp mà phái bộ chưa có cái nào tương tự; ba là, tổng thời gian nhận quyết định giao nhiệm vụ đến khi hoàn thành chỉ trong 60 ngày", Phó Cục trưởng Cục GGHB Việt Nam nhấn mạnh.
Ở trong nước như thế nào, sang phái bộ người Việt Nam vẫn giữ nguyên tinh thần và truyền thống mến khách. Đại tá Mạc Đức Trọng kể, bất cứ khách nào đến làm việc, đến thăm nơi đóng quân của Việt Nam đều tiếp đón thân tình, đồng thời kết hợp quảng bá ẩm thực với các món ăn truyền thống.
"Đến mức mà các cán bộ trong phái bộ rỉ tai nhau, rủ đến thăm đơn vị Việt Nam ngày càng nhiều, mỗi lần đến thăm và làm việc, ra về đều hài lòng và thú vị, nhất là các món ăn Việt Nam", anh cho biết.
Đội Công binh số 1 tham gia hoạt động GGHB LHQ tại Phái bộ An ninh lâm thời của LHQ ở khu vực Abyei (UNISFA) với đội hình 184 thành viên (trong đó có 21 nữ quân nhân). Các nhiệm vụ chính của Đội công binh số 1 bao gồm: Khảo sát, bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp các tuyến đường vận tải chính và vận tải dự phòng; sửa chữa khôi phục đường băng dã chiến; chuẩn bị và bảo dưỡng các tuyến đường kết nối các căn cứ, xây dựng bãi đỗ trực thăng. Kiểm tra, khắc phục sự cố giao thông, đảm bảo thông tuyến cho các đoàn xe của Liên hợp quốc và vận tải cứu trợ. Sửa chữa, nâng cấp căn cứ LHQ; xây mới căn cứ tiền phương cấp đại đội LHQ. Đội cũng tham gia xây dựng các cấu trúc kiên cố hoặc tiền chế, lắp đặt hệ thống điện, nước và thu gom nước thải. Phục hồi và sửa chữa các cấu trúc khu vực trú ẩn an toàn của các căn cứ, hệ thống hào bảo vệ, đê chắn đạn... Đơn vị cũng làm nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo cộng đồng địa phương (xây dựng nhà cộng đồng, trường học, các cơ sở công cộng…) và thực hiện các nhiệm vụ do lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Cục GGHB Việt Nam giao. |
Chiến sĩ mũ nồi xanh Việt Nam là sứ giả của hòa bình và tiến bộ
Người dân ở các nước Châu Phi ghi nhận những nhận sĩ quan Việt Nam là lực lượng cao cả, vì sự tiến bộ, vì hòa bình của đất nước họ.
Những ‘cô Tấm’ mũ nồi xanh với hành trang áo dài, áo tứ thân sang châu Phi
Giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, sẵn sàng cống hiến hết mình, những nữ bác sĩ quân y mũ nồi xanh còn là “đại sứ văn hóa”, mang tình cảm, tinh thần Việt Nam đến với bạn bè quốc tế và người dân ở châu Phi.
Chủ tịch nước bắt nhịp cùng hát với 247 sĩ quan mũ nồi xanh, căn dặn 'ra quân thắng lợi'
Chủ tịch nước nhắn nhủ 247 sĩ quan lên đường nhận nhiệm vụ gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc "chân cứng đá mềm, vạn dặm bình an và ra quân thắng lợi, tiếp tục làm tỏa sáng hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong lòng nhân dân và bạn bè quốc tế”.
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon