Cách TP.HCM hóa giải kẹt xe bằng phân làn suốt hai thập kỷ

Phương án tách làn xe máy khỏi ô tô đã làm gần 2 thập kỷ

Ông Ngô Hải Đường- Trưởng phòng Quản lý Khai thác Hạ tầng Giao thông đường bộ, Sở GTVT TP.HCM cho biết, từ năm 2004, TP đã triển khai lắp đặt dải phân cách nhằm tách làn ô tô với làn xe 2 bánh.

Đến nay TP đã triển khai trên 18 tuyến đường có đủ điều kiện và mật độ phương tiện giao thông lớn, cụ thể là tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ 22, đường dẫn cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây (đoạn từ nút giao An Phú đến đường Đỗ Xuân Hợp), Điện Biên Phủ, Nguyễn Hữu Cảnh, Trường Chinh, Võ Trần Chí, Kinh Dương Vương, Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công, Đồng Văn Cống, Xa lộ Hà Nội, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Lương Bằng, đường D1 Khu Công nghệ cao, đường D2 Khu công nghệ cao.

Đường Phạm Văn Đồng là một trong số 18 tuyến đường được TP.HCM triển khai phương tách dòng xe máy với ô tô

Theo ông Đường, việc tách dòng xe máy và dòng ô tô đã kéo giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trên các tuyến đường này, đồng thời góp phần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông của thành phố.

Đối với các tuyến đường có từ 3 làn đường trở lên, Sở GTVT cho phép các loại ô tô con, xe khách, xe máy lưu thông chung vào làn đường giữa nhằm tận dụng tối đa mặt đường, tăng khả năng thông hành trên tuyến trong điều kiện xe máy vẫn là loại phương tiện được người dân sử dụng nhiều trên địa bàn TP. 

Bên cạnh đó, vào thời gian cao điểm trong ngày, Sở GTVT tổ chức cho phép xe máy lưu thông vào một làn đường trên phần đường dành cho xe ô tô đối với các tuyến đường đủ điều kiện (mặt đường rộng, nhiều làn đường) như tuyến đường Phạm Văn Đồng, Trường Chinh. Điều này đã góp phần giảm áp lực giao thông cho phần đường hỗn hợp, tăng khả năng thông hành của tuyến đường và kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông.

Ngoài ra, việc tổ chức phân luồng giao thông 1 chiều toàn bộ trên một số tuyến đường, đoạn đường đã phát huy hiệu quả kéo giảm ùn tắc giao thông tại một số 'điểm nóng' như Ngã năm Đài liệt sỹ, quận Bình Thạnh; khu vực Ngã tư Bảy Hiền, quận Tân Bình; xung quanh công viên Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình; đường Nguyễn Kiệm – ngã tư Phú Nhuận;… 

Ngoài tách dòng xe máy và ô tô bằng dải phân cách cứng, Sở GTVT vạch kẻ đường màu trắng liền mạch để tách dòng cho xe máy được chạy vào làn ô tô trong khung giờ cao điểm hàng ngày (6h-8h30 và 16h-20h) trên đường Trường Chinh

Điều chỉnh đường 2 chiều thành một chiều để ngăn ùn tắc

Hiện nay một số tuyến đường Vạn Kiếp, Vũ Huy Tấn… được Sở GTVT tổ chức giao thông 1 chiều các loại xe ô tô theo thời gian. Cụ thể, ô tô chỉ được phép lưu thông một chiều trong các tuyến đường này vào khoảng thời gian từ 6 giờ đến 22 giờ. Từ 22 giờ, khi lượng phương tiện lưu thông ít, giao thông được tổ chức lưu thông 2 chiều các loại xe ô tô để tạo điều kiện cho người dân lưu thông thuận lợi. 

Tại một số vị trí đủ điều kiện, Sở GTVT đã tổ chức phân luồng từ 2 chiều thành 1 chiều vào các thời điểm trong ngày. Như việc lắp đặt barie tại châu cầu vượt thép Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình để tổ chức giao thông 1 chiều các loại xe trên cầu vượt thép Hoàng Hoa Thám (hướng từ quận 12 về các quận trung tâm) vào thời điểm buổi sáng và hướng ngược lại vào buổi chiều.

Ngoài các thời gian cao điểm, Sở GTVT vẫn tổ chức giao thông 2 chiều các loại xe trên cầu vượt Hoàng Hoa Thám.

Cầu vượt Hoàng Hoa Thám được rào chắn để tạo thành đường một chiều, giúp giải tỏa ùn tắc vào giờ cao điểm sáng và chiều trong ngày

Bên cạnh đó, tại một số giao lộ, Sở GTVT sử dụng dải phân cách di động để đóng, mở giao lộ cho phù hợp với tình hình giao thông thực tế. Căn cứ vào lưu lượng lưu thông trên từng tuyến đường, lực lượng CSGT chủ động đóng, mở dải phân cách nhằm điều hòa giao thông trên tuyến đường trục chính, đường ngang tại giao lộ (đã triển khai trên một số tuyến đường như: đường Nguyễn Tất Thành, đường Trường Chinh, đường Cộng Hòa….

Tại các giao lộ có lưu lượng phương tiện rẽ trái lớn và bề rộng mặt đường đủ lớn, Sở GTVT tổ chức lệch tim dải phân cách để bố trí riêng 1 làn đường dành cho xe rẽ trái, kết hợp tổ chức pha đèn tín hiệu giao thông như giao lộ Lê Duẩn – Đinh Tiên Hoàng, Phan Văn Trị - Nguyễn Thái Sơn…

Giao thông qua cầu Bình Lợi được tách dòng rõ ràng giúp phương tiện di chuyển thuận lợi, an toàn

Đối với các tuyến đường có bề rộng mặt đường hẹp, Sở GTVT đã tổ chức cấm đỗ xe, cấm dừng xe và đỗ xe trong từng khung giờ nhất định nhằm hạn chế tình trạng dừng đỗ xe chiếm dụng mặt đường, ảnh hưởng đến việc lưu thông của người dân như tuyến đường Lý Tự Trọng, Nguyễn Du, Lê Thánh Tôn…

Hà Nội thí điểm tách làn ô tô, xe máy trên trục đường Nguyễn TrãiSở GTVT Hà Nội sẽ thí điểm tách riêng làn ô tô, xe máy trên trục đường Nguyễn Trãi (đoạn Ngã Tư Sở- Khuất Duy Tiến), thực hiện từ ngày 6/8.
Đường phân làn hỗn loạn sau mưa lớn, dân tình chôn chân vì ùn tắcẢnh hưởng bởi áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 2, Hà Nội mưa lớn đúng giờ cao điểm buổi sáng ngày 11/8 khiến nhiều tuyến đường ùn tắc kéo dài.

Adblock test (Why?)

Previous
Next Post »
Thanks for your comment