Nữ sinh bị đánh hội đồng không báo cáo cô chủ nhiệm vì quá sợ hãi

Cô giáo cho biết, trong số 5 học sinh đánh bạn, có 2 em chuyển từ nơi khác đến và 2 em chuyển từ lớp khác sang.

Nói chuyện với VietNamNet, cô giáo H.T.T chủ nhiệm lớp 9 Trường THCS Phù Ủng (huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) cho hay, bản thân cô biết đến sự việc vào hôm 23/3, tức là một ngày sau khi xáy ra sự việc nữ sinh bị bạn đánh hội đồng, lột quần áo.

Ngay sau đó, cô T. đã gọi nữ sinh bị đánh xuống để trao đổi. Khi được hỏi tại sao không nói chuyện này với cô giáo, em tâm sự rằng mình sợ nên không dám nói. Nữ sinh cũng cho biết “do phụ huynh không hỏi nên em cũng không trả lời”.

Trước đó trên lớp, cô T. chưa từng nhận được phản ánh nào của học sinh về việc nữ sinh bị bạn bắt nạt.  Theo quan sát của cô, ở trên lớp tính cách em khá rụt rè, ít nói và ít tiếp xúc với bạn bè. Chính vì vậy, khi sự việc xảy ra em đã giấu gia đình, thầy cô, không dám báo cáo để các thầy cô xử lý kịp thời.

Ngay sau khi nắm bắt được vụ việc, nhận thấy tầm quan trọng, cô T. ngay lập tức báo lên ban giám hiệu nhà trường để tìm phương án xử lý thích hợp.

Cô cũng đã đến gia đình để thăm hỏi, động viên tinh thần để em lấy lại sự bình tĩnh tiếp tục đến trường.

Cô giáo cho biết thêm, trong trong số 5 học sinh đánh bạn, có 2 em được chuyển từ nơi khác đến (gồm 1 em chuyển đến lớp từ đầu năm học, 1 em chuyển từ năm lớp 7) và 2 em chuyển từ lớp khác chuyển sang.

Trên lớp, 5 học sinh này cũng có một số biểu hiện nghịch ngợm theo lứa tuổi học sinh. Điều này được cho là khó tránh khỏi, bởi “lớp 9 rồi tâm lý các em diễn biến rất phức tạp, thay đổi theo từng ngày”.

Cô T. cho hay bản thân cũng thường xuyên quan sát các học sinh để phối kết hợp cùng với gia đình nhắc nhở các em nhận thức được hướng đi đúng đắn.

Trong năm qua, tôi thấy trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm là rất lớn bởi đây là năm cuối cấp. Tôi luôn theo sát sự việc học hành cũng như việc thực hiện nề nếp của các em.

Hàng tuần, chúng tôi luôn có buổi sinh hoạt lớp để nhắc nhở những học sinh còn vi phạm kỷ luật. Tôi nghĩ trách nhiệm quản lý các em trên nhà trường tôi đã thực hiện đúng. Bản thân tôi thường xuyên liên hệ với lớp trưởng để trao đổi thông tin nắm rõ tình hình của lớp.

Ngoài việc giáo dục các em trên lớp, tôi cũng thường xuyên gặp gỡ trao đổi riêng với từng em học sinh để giúp các em giải quyết những khó khăn, vướng mắc.

Nhưng rất tiếc sự việc đau lòng đã xảy ra. Sự việc xảy ra lại vào khoảng thời gian nhà trường đã hết giờ làm việc. Thời điểm xảy ra sự việc lớp trưởng cũng đi về trước nên cũng không nắm được tình hình”.

Cô T. cho rằng bản thân đã “thực hiện đúng theo trách nhiệm” về trách nhiệm quản lý học sinh trên trường.

Theo cô, chuyện không hay xảy ra một phần là ở phía giáo viên chủ nhiệm, còn một phần ở phía gia đình. Gia đình cũng phải kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục con em tại nhà.

Cô T cũng khẳng định thông tin giáo viên cấm học sinh nói ra chuyện này là hoàn toàn sai sự thật.

Nhà trường chỉ hướng dẫn các em xóa clip đi vì cho rằng điều này ảnh hưởng không tốt đến danh dự và tâm lý của em nữ sịnh. Đến thứ 7 nhà trường vẫn đang trong quá trình điều tra sự việc nên tôi chỉ nhắc nhở các em không nên có những ánh nhìn, lời nói hay cử chỉ làm ảnh hưởng đến tinh thần của bạn.

Ngoài ra tôi cũng nhắc học sinh khi em H.Y đi học, các bạn cần giữ tinh thần động viên, khích lệ và trò chuyện với bạn. Tôi cũng cử một nhóm học sinh gần gũi thân thiện đến để động viên tinh thần em H.Y, giúp em hòa nhập với bạn bè trong lớp”, cô T. nói.

Cô giáo cho biết thêm, khi làm công tác chủ nhiệm, cô luôn đề cao tinh thần rèn luyện các học sinh để sau khi học xong lớp 9, kết thúc bậc học THCS các em có đạo đức, ý thức tốt để bước tiếp vào THPT.

Khi được hỏi về trách nhiệm để sự việc học trò đánh bạn xảy ra không chỉ một lần trong lớp, cô giáo giải thích mình không biết. 

Trước đó, nói chuyện với phóng viên ở bệnh viện tâm thần kinh Hưng Yên, nữ sinh bị bạn đánh hội đồng cho hay em không bao giờ nói với cô giáo về việc bị các bạn bắt nạt. Các bạn trong lớp có biết các vụ em bị đánh nhưng vì sợ hoặc gì đó mà không dám nói ra. Những giờ sinh hoạt lớp, em cũng hầu như không chia sẻ gì với cô giáo chủ nhiệm. Nữ sinh này cho biết em đã từng bị các bạn đánh 3 lần. “3 lần đó thì cô giáo có biết 1 lần nhưng cô giáo cũng chỉ cảnh cáo, còn 2 lần còn lại thì cô không biết”.

Xử lý nghiêm

Liên quan tới vụ việc, cơ quan chức năng đã tạm đình chỉ hiệu trưởng nhà trường 15 ngày, đình chỉ công tác chủ nhiệm của cô T. cho đến hết năm học. UBND tỉnh Hưng Yên cũng ra công văn khẩn, yêu cầu điều tra làm rõ vụ việc. Trong một diễn biến khác, người nhà của gia đình nữ sinh cho hay hiện nay nữ sinh đã dần ổn định tâm lý. Gia đình mong muốn những gia đình của các nữ sinh là thủ phạm bồi thường tinh thần cho cháu của mình.

Chiều 30/3, ông Nguyễn Duy Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên và ông Nguyễn Văn Phê - Giám đốc Sở GD-ĐT đã đến thăm, động viên nữ sinh tại bệnh viện tỉnh.  Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên cho rằng đây là sự việc hết sức nghiêm trọng và đáng lên án. UBND tỉnh giao Công an tỉnh, Công an huyện Ân Thi và các ngành chức năng tích cực vào cuộc để xử lý nghiêm vụ việc theo đúng quy định pháp luật.

Bộ trưởng "chất vấn" cô giáo chủ nhiệm

Sáng 31/3, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã dẫn đầu đoàn công tác đi làm việc ở Hưng Yên về sự việc.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng đã hỏi kỹ cô giáo về trách nhiệm nắm bắt và tìm hiểu trước tình hình của học sinh để chủ động ngăn ngừa hiện tượng bắt nạt. Cô giáo trả lời, với trách nhiệm của mình cô đã tiếp cận với các học sinh.

"Bất cứ em nào có biểu hiện lạ, tôi cũng đều tìm hiểu nguyên nhân vì sao, có một số em thì mạnh dạn tâm sự, một số em thì chưa dám tâm sự với cô giáo, thậm chí về gia đình, bố mẹ là người thân, là người tiếp xúc với các em thường xuyên hơn cô giáo mà các em còn không tâm sự. Chính vì vậy, một số sự việc của lớp, tôi đã nắm bắt kịp thời và đã xử lý các em. Đối với các em đánh bạn hay có thái độ trong việc học của mình không đúng, húng tôi cũng tùy mức để đưa ra hình thức kỉ luật. Ví dụ: Mức độ nhẹ tôi sẽ yêu cầu các em viết bản kiểm điểm và thông báo về cho phụ huynh học sinh. Mức độ nặng - như lặp lại lần thứ 2, thứ 3 - thì tôi có thể mời phụ huynh lên trường để trao đổi, báo cáo với ban lãnh đạo nhà trường để xin ý kiến kỉ luật của hội đồng kỉ luật nhà trường hoặc nặng hơn nữa tôi sẽ xin ban lãnh đạo nhà trường đình chỉ học" - cô chủ nhiệm cho hay.

Thúy Nga – Thanh Hùng

Người lớn đang nêu gương xấu cho học sinh...

Trong bài viết gửi tới VietNamNet, thầy giáo Nguyễn Đăng ở An Giang đặt câu hỏi: “Nguyên nhân của vấn đề là đâu? Phải chăng một bộ phận người lớn chúng ta - những bậc làm cha làm mẹ đang hời hợt, thiếu quan tâm đến con em của mình”.

Thầy Đăng phân tích: Trong khi, những clip đánh nhau một cách phản cảm nhiều như thế nhưng nhà trường cũng rất khó có những biện pháp để xử lí nghiêm minh mang tính răn đe. Trong 5 mức kỉ luật học sinh hiện nay, mức cao nhất cũng chỉ đình chỉ học sinh nghỉ học 1 năm. Nhưng, mức này rất ít được áp dụng, đa số chỉ dừng lại ở mức cảnh cáo trước toàn trường thì rõ ràng chưa khiến cho học sinh vi phạm phải lo sợ.

Những năm gần đây, khi mỗi gia đình chỉ có từ 1-2 con nên nhiều gia đình đã cưng chiều quá mức. Những hiện tượng khi chỉ là xích mích của các em học sinh nhưng phụ huynh đã vào trường đánh, xúc phạm, thậm chí lột quần bạn học của con mình đã và đang nêu một gương xấu cho học sinh. Thầy cô đứng lớp thì bị tước hết quyền uy, học trò hư hỏng, hỗn láo nhưng thầy cô không thể có biện pháp cứng rắn để dạy dỗ. Chỉ cần nặng lời, hay dùng thước đánh nhẹ vào học sinh là chịu biết bao áp lực, thậm chí là bị đình chỉ việc, thành ra nhiều giáo viên phải lờ đi những thói hư, tật xấu của học trò. Không có sự uốn nắn nhiều từ thầy cô, gia đình thì cưng chiều hoặc thờ ơ trước những sai phạm của con em mình nên việc các em có những hành động không đúng trước bạn bè cũng là điều tất yếu”.

Sự kiện nữ sinh Hưng Yên bị đánh hội đồng thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng mạng. Ở góc độ truyền thông, nhà báo Phạm Trung Tuyến (VOV) nhìn nhận: "Đừng đổ lỗi cho ngành giáo dục vì lũ trẻ phi nhân tính. Hãy nhìn các chương trình phát thanh truyền hình, các tờ báo, Fanpage, các kênh YouTube, các tựa games mà trẻ con đang xem đang chơi hàng ngày, nhìn hành xử của người lớn đang sống cùng lũ trẻ. Quá nhiều cái ác, quá nhiều sự cay nghiệt, và rất ít yêu thương...".

 Mọi sự hỗ trợ xin liên hệ

1. Gửi trực tiếp
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.065 (cháu Y. ở Hưng Yên)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam

Nhóm nữ sinh lột quần áo bạn viết gì trong bản tường trình?

Nhóm nữ sinh lột quần áo bạn viết gì trong bản tường trình?

Sau khi lột đồ, đánh hội đồng bạn nữ sinh yếu thế và ghi lại clip, nhóm nữ sinh này gửi cho một người bạn hiện ở nước ngoài và sau đó clip được phát tán.

Previous
Next Post »
Thanks for your comment