- Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phế quản cấp, bệnh dây thần kinh liên sườn nhưng được chỉ định làm tới 27 xét nghiệm từ siêu âm tim đến xét nghiệm gan, mật...
Tại buổi cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí chiều nay, ông Dương Tuấn Đức, Giám đốc TT Giám định và Thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc, BHXH Việt Nam tiết lộ nhiều con số giật mình về tình hình chi trả khám chữa bệnh bằng BHYT 6 tháng đầu năm.
Lạm dụng xét nghiệm, chụp chiếu
Ông Đức cho biết, so với cùng kỳ năm ngoái, chi chẩn đoán hình ảnh và cận lâm sàng trên toàn quốc đều tăng cao.
Cụ thể, tổng chi tiền xét nghiệm 6 tháng đầu năm là gần 4.700 tỉ đồng, tổng chi chẩn đoán hình ảnh hơn 3.400 tỉ đồng (6 tháng năm 2016 là gần 2.500 tỉ đồng).
Theo ông Đức, ngoài nguyên do tăng thêm gần 9,5 triệu lượt khám chữa bệnh còn có nguyên nhân các cơ sở y tế chỉ định chưa hợp lý các xét nghiệm cận lâm sàng.
Giám đốc TT Giám định và Thanh toán đa tuyến Dương Tuấn Đức cho biết, nhiều BS còn chỉ định chụp chiếu, xét nghiệm quá mức |
Ông Đức dẫn chứng, bệnh nhân P.V.G được chẩn đoán viêm phế quản cấp, bệnh dây thần kinh liên sườn nhưng BS cho chỉ định chụp cả CT, siêu âm doppler tim, doppler xuyên sọ, doppler động mạch cảnh, siêu âm ổ bụng, siêu âm tuyến giáp...
“Bệnh nhân gần như được tầm soát toàn bộ với 27 xét nghiệm từ tim, gan, thận, mật, tiết niệu, điện giải, nhồi máu cơ tim đến sàng lọc ung thư tuyến giáp, chẩn đoán cường giáp...”, ông Đức liệt kê.
Với gần 30 xét nghiệm, bệnh nhân phải trả hơn 3 triệu đồng. Sau đó được điều trị 2 loại kháng sinh, thuốc bổ trợ, thuốc lợi tiểu, vitamin A, D.
Hay bệnh nhân L.T.T, được chẩn đoán viêm dạ dày và tá tràng, viêm phế quản cấp, được chỉ định làm tới 24 xét nghiệm với số tiền hơn 6,1 triệu đồng.
Trong đó bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ sọ não, chụp X-quang ngực thẳng số hoá, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, điện não đồ, điện tâm đồ, nội soi thực quản, dạ dày tá tràng, đo mật độ xương 2 vị trí, siêu âm doppler xuyên sọ, doppler tim, ổ bụng đến siêu âm tuyến giáp, tuyến vú 2 bên...
Tuy nhiên, một BS tại BV Bạch Mai cho rằng, nếu chỉ dựa vào chẩn đoán kết luận để đánh giá BS lạm dụng xét nghiệm cận lâm sàng là chưa đầy đủ. Cần quan tâm xem bệnh nhân đến khám ban đầu vì nguyên do gì.
“Như trường hợp bệnh nhân G., có thể đến khám vì đau ngực trái dữ dội và khó thở. Như vậy đương nhiên phải loại trừ nhồi máu cơ tim. Nếu điện tim thấy nhịp nhanh phải loại trừ suy tim, thiếu máu, cường giáp, stress hormone, cường thượng thận...”, BS cho hay.
BV không muốn bệnh nhân... ra viện
Ông Đức cũng chỉ ra, nhiều cơ sở y tế lợi dụng thông tư 37 về điều chỉnh giá dịch vụ y tế, trong đó giá tiền khám và tiền giường tăng cao, đặc biệt tiền giường hồi sức cấp cứu tăng gấp 10 lần nên đã chỉ định bệnh nhân nằm nội trú kéo dài quá mức.
“Chúng tôi đã phát hiện từ năm 2016. Tại rất nhiều cơ sở y tế, bệnh nhân không phải cấp cứu nhưng vẫn cho nằm giường hồi sức 1-2 ngày, thậm chí nằm đến khi ra viện”, ông Đức thông tin.
Thêm đó, lợi dụng quy định mới cho phép tính ngày điều trị nội trú = ngày ra – ngày vào + 1 (vào viện chiều nay, sáng mai ra viện vẫn được tính 2 ngày) nên nhiều BV cố tình cho bệnh nhân uống thuốc bổ để nằm viện thêm ngày. Hay có tình trạng kê thêm giường lấy được để tăng nguồn thu.
Với bệnh lao phổi, ngày điều trị bình quân BV Phổi TƯ là hơn 20 ngày, nhưng bệnh nhân phổi tại Tuyên quang nằm trên 60 ngày, hoặc bệnh nhân điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại BV Phổi trung ương là 13,2 ngày, trong khi tại Thanh Hoá, Ninh Thuận là trên 17 ngày.
Hoặc sản phụ đẻ thường tại trạm y tế xã, nhà hộ sinh, BV phụ sản Hà Nội, TƯ chỉ nằm khoảng 3 ngày nhưng tại BV Sản Nhi Sóc Trăng nằm tới 5,98 ngày, Sản nhi Yên Bái 5,84 ngày, Sản nhi Đà Nẵng 5,86 ngày.
Đáng nói, nhiều phần chi phí có trong cơ cấu giá được BHYT thanh toán nhưng người bệnh không biết, vẫn tự bỏ tiền túi ra trả.
“Trong quy định hiện hành, nếu BV thu sai sẽ phải hoàn trả hoặc nộp lại ngân sách nhà nước, nhưng gần như không tìm được bệnh nhân vì họ không biết còn rất ít BV nộp lại. Chúng tôi cũng chưa xử lý được”, ông Đức thừa nhận.
Ngoài ra phía BHXH cũng phát hiện có tình trạng tách đợt điều trị của bệnh nhân thành nhiều đợt nhỏ để tránh vượt trần. Có thời điểm cho bệnh nhân ra viện 1-2 ngày, sau đó lại cho nhập viện lại, trong hồ sơ mới lại cho xét nghiệm lại tất cả các xét nghiệm thường quy, vừa gây lãng phí, vừa ảnh hưởng người bệnh, gây hao tổn quỹ.
Siêu cao thủ trục lợi BHYT: 4 tháng đi khám 123 lần
4 tháng đầu năm, BHXH phát hiện gần 2.800 người đi khám từ 50 lần trở lên. Có người khám 123 lần, kể cả ngày nghỉ, lễ tết.
Chua xót phát hiện lấy thuốc bảo hiểm y tế cho cá ăn
Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam chia sẻ, ông rất chua xót khi phát hiện có nhà sử dụng thuốc BHYT cho cá ăn.
Trục lợi quỹ BHYT: 7 tháng khám bệnh 300 lần
Qua giám định, kiểm tra bảo hiểm y tế, cơ quan bảo hiểm xã hội đã phát hiện có người đi khám bệnh 300 lần trong vòng hơn 7 tháng.
Bội chi 3.400 tỷ, Chính phủ yêu cầu kiểm tra gấp quỹ BHYT
Chính phủ vừa có công văn yêu cầu Bộ Y tế, BHXH khẩn trương rà soát, thanh kiểm tra việc sử dụng quỹ khám chữa bệnh BHYT.
Thúy Hạnh
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon