Lấy sự đột phá của nhân sự để đánh giá tín nhiệm

Hôm nay (24/10), Quốc hội bắt đầu quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 người giữ các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Trong 44 vị được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm lần này, khối Chủ tịch nước có 1 người, khối Quốc hội có 18 người, khối Chính phủ có 23 người cùng với Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao. Có 2 nhân sự lấy phiếu tín nhiệm lần thứ 4, 12 nhân sự lấy phiếu tín nhiệm lần thứ 2, còn lại 32 nhân sự lấy phiếu tín nhiệm lần đầu. 

Trao đổi trước ngày lấy phiếu tín nhiệm, Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng - An ninh) cho biết, lần lấy phiếu tín nhiệm này diễn ra trong bối cảnh đặc biệt hơn so với những lần trước, đặc biệt khi câu chuyện về cán bộ né tránh trách nhiệm, sợ sai đang diễn ra phổ biến và yêu cầu đặt ra về việc “dám nghĩ dám làm” là rất mạnh mẽ, quyết liệt.

202306101442167346 z4420484250960 1d3416c5d6a530521eb37b9fb6e54f85.jpg
ĐBQH Trịnh Xuân An. Ảnh: Quốc hội

Đánh giá việc lấy phiếu có ý nghĩa rất quan trọng, ông An cho rằng, ngoài việc thực hiện theo quy trình, việc lấy phiếu tín nhiệm lần này còn thể hiện đánh giá cao nhất của Quốc hội đối với những vị trí quan trọng của đất nước.

Ông kỳ vọng qua đợt lấy phiếu tín nhiệm này sẽ tạo được tính lan tỏa trong việc thúc đẩy tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức, đặc biệt nâng cao tinh thần dám nghĩ dám làm, xử lý những việc khó, những điều mà đất nước và nhân dân kỳ vọng.

Theo ông, việc đánh giá cán bộ sẽ cơ bản khắc phục được tính hình thức, bởi trước khi lấy phiếu tín nhiệm, các chức danh được lấy phiếu phải thực hiện nhiều bước, trong đó có báo báo kết quả hoạt động.

Đại biểu Quốc hội đã dành thời gian nghiên cứu nhiều báo cáo kết quả của những chức danh được lấy phiếu tín nhiệm. Ông An thông tin các báo cáo đều rất thẳng thắn nhìn nhận về những việc đã làm được và chưa làm được. Bên cạnh đó, việc kê khai tài sản cán bộ cũng sẽ được rà soát, đánh giá chặt chẽ, đặc biệt sau việc vừa qua có lãnh đạo bị kỷ luật vì sai phạm liên quan kê khai tài sản.

Nhấn mạnh yêu cầu việc lấy phiếu tín nhiệm phải thực chất mới có hiệu lực, hiệu quả, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Tạ Văn Hạ cho rằng muốn đạt mục tiêu này, trước hết lá phiếu phải có “chất lượng”.

200120230224 ta van ha.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Tạ Văn Hạ. Ảnh: Quốc hội

Ông Hạ cho hay: “Lá phiếu chất lượng là lá phiếu công tâm, chính xác và phải thể hiện được tính nghiêm túc, bản lĩnh của người ghi phiếu tín nhiệm”. 

“Muốn vậy anh phải có thông tin, có đầy đủ cơ sở để đánh giá thật khách quan, công tâm, có trách nhiệm đối với người được lấy phiếu thông qua từng lá phiếu”, ông Hạ nhấn mạnh.

Ông Hạ cũng lưu ý, việc đánh giá với kết quả công tác của những người được lấy phiếu cũng cần kỹ lưỡng, thấu đáo và toàn diện. Vì có những lĩnh vực, vấn đề phức tạp, cần sự thay đổi nhất định nhưng mức độ thay đổi đó cần đồng bộ trong quản lý nhà nước, trong đầu tư, hay trong chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương như lĩnh vực giáo dục, văn hóa… Đối với đánh giá các bộ trưởng phải so lần lấy phiếu trước với lần này để xem sự thay đổi gì không. Còn với “tư lệnh” mới phải xem từ khi “ngồi vào ghế đó anh đã có đột phá gì”…

Đại biểu Quốc hội phải đánh giá khách quan, công tâm, đa chiều. Nếu dùng tiêu chí chung mà không tính đến các điều kiện đặc thù từng người, từng lĩnh vực thì khó đạt được sự công bằng, khách quan.

Không thể vì áp lực mà bỏ lọt lá phiếu

Đại biểu Phạm Văn Hoà (Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp) thì cho biết ông cũng như các đại biểu mong muốn lá phiếu đánh giá phải khách quan, “không thể vì áp lực nào đó mà bỏ lọt lá phiếu của mình, hay vì cá nhân mà đánh giá không tốt”. 

231020230504 z4810125093229 ca83c526c651d8fabd7b22fae7a39ead.jpg
Đại biểu Phạm Văn Hòa. Ảnh: Quốc hội

Bởi, Đại biểu Quốc hội được cử tri, nhân dân gửi gắm, tín nhiệm bầu tham gia nghị trường nên phải thể hiện sự công tâm.

Tin tưởng với sự thẳng thắn, khách quan, công tâm của các Đại biểu Quốc hội, ông An cũng kỳ vọng bản thân những người được lấy phiếu tín nhiệm sẽ có sự điều chỉnh trong hoạt động sau khi có kết quả lấy phiếu tín nhiệm. 

Việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ có tác động đến công tác cán bộ trong cả hệ thống chứ không phải “lấy phiếu xong rồi bỏ đó mà không có chuyển dịch gì”, hay nói cách khác, phải thấy được tác động rất rõ từ việc lấy phiếu tín nhiệm.

Ngoài ra, việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ lan tỏa tinh thần trách nhiệm không chỉ với người đứng đầu bộ ngành mà qua việc đánh giá của Quốc hội cũng thấy được yêu cầu, đòi hỏi và mong muốn của đại biểu Quốc hội đối với những người mà họ bỏ phiếu bầu, phê chuẩn.

“Ví dụ lấy phiếu tín nhiệm với một bộ trưởng không chỉ là đánh giá cá nhân bộ trưởng đó, mà đằng sau, nó là sự kỳ vọng, mong muốn của hệ thống với cả ngành, cả lĩnh vực đó”, theo lời ông An.

Quy định 96 nêu rõ nhiều hệ quả đối với người tín nhiệm thấp. Đại biểu Trịnh Xuân An tin tưởng “sẽ không có ai rơi vào vòng nguy hiểm trong đợt lấy phiếu tín nhiệm này”. Ông cho rằng sẽ có người tín nhiệm cao, có người tín nhiệm thấp, nhưng tín nhiệm thấp cũng là cơ hội để người được lấy phiếu tự đánh giá, nhìn nhận lại hoạt động của mình, còn người có tín nhiệm cao cũng có sức ép phải làm tốt hơn, phấn đấu nhiều hơn.

Ông chia sẻ, lấy phiếu tín nhiệm ngoài thực hiện theo quy định và quy trình, thủ tục, còn là cơ hội để nhìn nhận lại công tác cán bộ và tạo nên một xung lực mới, không chỉ với các chức danh được lấy phiếu tín nhiệm, mà lan tỏa trong cả đội ngũ cán bộ.

Chiều 24/10, Quốc hội biểu quyết thông qua danh sách người được lấy phiếu tín nhiệm, sau đó thảo luận ở đoàn.

Sáng 25/10, các đại biểu lấy phiếu tín nhiệm bằng bỏ phiếu kín, chiều cùng ngày Ban Kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu. Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị đại biểu đánh giá công tâm khi ghi phiếu tín nhiệm

Chủ tịch Quốc hội đề nghị đại biểu đánh giá công tâm khi ghi phiếu tín nhiệm

Phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 6, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị mỗi đại biểu phát huy tinh thần trách nhiệm cao, đánh giá công tâm, khách quan và chính xác trong ghi phiếu tín nhiệm đối với từng chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn.

Lấy phiếu tín nhiệm 44 lãnh đạo: Cơ sở để quy hoạch, giới thiệu cán bộ ứng cử

Lấy phiếu tín nhiệm 44 lãnh đạo: Cơ sở để quy hoạch, giới thiệu cán bộ ứng cử

Phó Ban Công tác đại biểu Tạ Thị Yên nhấn mạnh: Kết quả lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn sẽ làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.

Adblock test (Why?)

Previous
Next Post »
Thanks for your comment