Siêu trăng soi sáng cầu Nhật Tân tối 14/7

Nhiều người đi đường ngỡ ngàng khi thấy siêu trăng trên bầu trời Hà Nội tối 14/7, mặc dù hiện tượng này vừa mới xuất hiện vào đêm hôm trước.

Tối 14/7, siêu trăng xuất hiện tại Hà Nội. Lúc này trời tương đối ít mây, dễ dàng giúp người dân đi qua đường dừng lại ngắm nhìn. Hình ảnh tại khu vực cầu Nhật Tân trong khoảng thời gian từ 19h30 đến 20h
Trăng ban đầu mới mọc có mầu đỏ, tròn xoe. Càng lên cao trăng càng sáng và chuyển sang mầu trắng
Trước đó vào 17h ngày 13/7 theo giờ Hà Nội, Mặt trăng đã tiến tới điểm gần Trái đất nhất trong năm 2022 gọi là cận điểm, ở cách hành tinh 357.264km, gần hơn khoảng 33km so với khoảng cách trung bình thông thường.
Siêu trăng lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với khi Mặt trăng nằm ở củng điểm - điểm xa Trái đất nhất trên quỹ đạo. 
Siêu trăng đạt đỉnh khi Mặt trăng ở đúng cận điểm. Nhiều người dân ở các quốc gia trên thế giới có thể ngắm được thời điểm trăng lớn và sáng nhất trong năm
Sau 30 phút, nhiều đám mây bay qua khiến nhiều người không thể tiếp tục nhìn thấy siêu trăng ở khu vực trung tâm thủ đô

Thuật ngữ siêu trăng được đề cập lần đầu tiên vào năm 1979 khi đó nhà thiên văn học Richard Nolle cho rằng siêu trăng có thể hiểu là trăng mới hoặc trăng tròn xảy ra khi Mặt trăng nằm gần với Trái đất nhất trên quỹ đạo của nó.

Một cách khác để xác định siêu trăng khi nó nằm trong khoảng 90% của khoảng cách từ vị trí hiện tại đến Trái đất. Mãi đến sau năm 2011, thuật ngữ này mới trở nên phổ biến trong giới học thuật và những người yêu thích thiên văn học.

Mặt Trăng di chuyển xung quanh Trái đất theo một quỹ đạo hình Oval, khi đến vị trí gần Trái đất nhất (cực cận), chúng ta nhận được hình ảnh Mặt trăng từ Trái đất có kích thước lớn hơn.

Vũ Minh Quân

Adblock test (Why?)

Previous
Next Post »
Thanks for your comment