Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa trải qua một tuần tồi tệ trên nhiều mặt trận. Thử thách chính trị của ông dường như tăng theo cấp số nhân.
Tuy các cuộc biểu tình và đụng độ bạo loạn đang lắng dần, song một loạt vấn đề nan giải khác lại nổi lên và không ít gương mặt cũ quay trở lại "trả đòn". Dù cả nhiệm kỳ có nhiều thăng trầm khó đoán, nhưng tuần này vẫn là quãng thời gian đặc biệt sóng gió, theo hãng tin BBC.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đối mặt nhiều sóng gió trong tuần qua. |
Đại dịch Covid-19
Trong một cuộc phỏng vấn tối ngày 17/6, Tổng thống Trump nói rằng virus corona đang "biến mất", nhắc lại những tuyên bố mà ông từng đưa ra - trước khi số tử vong vì Covid-19 ở Mỹ vượt quá 100.000 người - rằng đại dịch cuối cùng rồi sẽ biến mất "như một phép màu".
Tuy nhiên, những gì đã và đang xảy ra cho thấy virus corona chủng mới không những tiếp tục là mối đe dọa y tế công ở Mỹ mà tốc độ lây lan của nó lại gia tăng trở lại. Có tới 10 tiểu bang ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 ở mức kỷ lục trong tuần này, với 23 bang đang chứng kiến sự gia tăng ở mức nào đó.
Nhiều bang, trong đó có Texas, Florida và Arizona, đi đầu giảm bớt giãn cách xã hội và nới lỏng hạn chế kinh doanh, khiến nhiều quan chức y tế phải bày tỏ quan ngại rằng làm như vậy là quá sớm. Đây là những bang chiến địa trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, và điều này càng gây khó khăn hơn cho ông Trump.
Trong một bài viết trên Tạp chí Phố Wall hôm 16/6, Phó Tổng thống Mike Pence, chỉ huy nhóm tác chiến chống Covid-19 của Nhà Trắng, bác bỏ những lo ngại như vậy, cho rằng đó là tâm lý hoảng sợ "quá mức" do truyền thông gây ra. Tuy nhiên, một số quan chức bang và địa phương đang kêu gọi tái áp đặt biện pháp ngăn chặn dịch bệnh trước khi hệ thống y tế quá tải.
Tình trạng bất trắc đã bắt đầu gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ, với các cổ phiếu bấp bênh trong tuần này và các đơn đăng ký thất nghiệp mới leo lên mốc 1 triệu.
Đó không phải là những tin tức Tổng thống Trump muốn nghe, vì ông đang thúc đẩy mở cửa trở lại và chuẩn bị nối lại các cuộc mít-tinh chính trị.
"Cú giáng" của Tòa án Tối cao
Một trong những lời hứa chủ chốt khi tranh cử năm 2016 của Donald Trump là ông sẽ bổ nhiệm những người bảo thủ vào các tòa án liên bang. Ông đã theo đuổi mục tiêu này 3 năm rưỡi qua, bổ nhiệm gần 200 thẩm phán mới, trong đó có 2 thành viên trong Tòa án Tối cao Mỹ gồm 9 người.
Vì vậy, với một tổng thống như ông hẳn phải nản lòng khi chứng kiến Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyết chống lại chính quyền trong 2 vụ kiện quan trọng.
Thứ nhất, tòa bác bỏ luận điểm của chính quyền Trump rằng luật dân quyền năm 1964 không đưa ra các biện pháp bảo vệ phân biệt đối xử ở nơi làm việc đối với những lao động chuyển giới và đồng tính.
Tiếp đó, tòa án vô hiệu hóa nỗ lực của Nhà Trắng hủy bỏ một chương trình thời người tiền nhiệm Barack Obama tạm thời bình thường hóa vị thế của những người nhập cư không có giấy tờ vào Mỹ từ khi còn nhỏ.
Tổng thống Trump không chấp nhận các quyết định này của tòa. Trong một loạt thông điệp trên mạng xã hội Twitter, ông gọi chúng là "phát súng nổ vào mặt" những người bảo thủ và Cộng hòa. Ông thậm chí coi đó là chuyện cá nhân, cho rằng Tòa Tối cao "không thích" ông.
Những cuốn sách vạch trần tất cả
Trong nhiều tháng trời, hồi ký của cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton được ví như một cơn bão mà những tiếng gió rít từ xa đã báo hiệu những khó khăn sắp đến.
Tuần này, nhiều chi tiết đã được tiết lộ tựa sét đánh ngang tai. Tất nhiên không chi tiết nào trong số này là mới. Nhiều bản tin trên các báo đã đưa ra những cáo buộc tương tự nhằm vào Tổng thống và chính quyền của ông.
Tuy nhiên, Bolton là cựu quan chức cấp cao nhất của Mỹ viết điều đó thành hồ sơ, và thời điểm của nó - chưa đầy 5 tháng nữa là đến ngày bỏ phiếu - sẽ không có lợi cho ông Trump.
Tình hình có thể sẽ xấu hơn khi tuần này có tin cháu gái của Tổng thống là Mary L. Trump đang viết hồi ký tiết lộ của người trong cuộc về tổng thống và cuộc sống của gia đình ông, và sách sẽ lên kệ trong tháng 8.
Tỷ lệ ủng hộ giảm qua thăm dò ý kiến
Tuần trước, chiến dịch tranh cử của Donald Trump đã viết một lá thư "chấm dứt và hủy bỏ" cho CNN, yêu cầu hãng tin xin lỗi và rút lại một cuộc thăm dò cho thấy Tổng thống đang theo sau đối thủ Biden của đảng Dân chủ ở khoảng cách 14 điểm phần trăm, 55%-41%.
Đội ngũ của ông Trump mô tả cuộc khảo sát là thiên vị, được thực hiện yếu kém cùng nhiều cáo buộc khác.
Sau đó, một số thăm dò từ các nguồn khác được công bố cho thấy ông Biden đang dẫn trước ở khoảng cách tương tự. Vì vậy. nếu Tổng thống muốn kiện họ thì các luật sư của ông sẽ rất bận rộn.
Theo BBC, tất cả những gì đang diễn ra rõ ràng không phải tin vui với một vị tổng thống đang tìm cách ở lại Nhà Trắng thêm một nhiệm kỳ nữa trong khi chỉ còn chưa đầy 5 tháng nữa là đến ngày bỏ phiếu.
Đại dịch Covid-19, tiếp đến là làn sóng biểu tình bạo loạn sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd và cách thức chính quyền Trump phản ứng dường như đang có tác động mạnh đến tham vọng của Donald Trump.
Cũng có bằng chứng cho thấy yếu kém này đang rò rỉ vào các cuộc đua ở Quốc hội Mỹ, khiến phe Cộng hòa thêm lo lắng rằng thế đa số hơn 3 ghế của họ ở Thượng viện có thể gặp nguy trong khi họ đang hy vọng giành lạ Hạ viện từ tay phe Dân chủ.
Tổng thống Trump tất nhiên vẫn còn nhiều thời gian để tập hợp lại và sự chênh lệch của ông ở các bang chiến địa đang thu hẹp dần. Nhưng ít nhất vào lúc này, theo BBC, ông và đảng Cộng hòa có lẽ đang đi chệch hướng.
Thanh Hảo
Ông Trump dọa cắt đứt quan hệ với Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa cắt đứt quan hệ với Trung Quốc chỉ một ngày sau các cuộc đàm phán giữa những quan chức ngoại giao cấp cao trong chính quyền của ông với các đại diện của Bắc Kinh.
Tòa án Mỹ chặn đứng nỗ lực của ông Trump
Tòa án tối cao Mỹ hôm 18/6 đã ra phán quyết ngăn chặn nỗ lực của Tổng thống Donald Trump trong việc hủy bỏ chương trình DACA.
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon