Sinh viên phản ứng việc học từ 6h30 sáng, chỉ có 50 phút ăn trưa

Nhiều sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM than phiền khi trường quy định giờ học, giờ thi buổi sáng bắt đầu từ 6h30 - 11h40, buổi chiều từ 12h30.

Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM vừa thông báo giờ học và giờ thi áp dụng từ học kỳ I năm học 2020-2021.

Theo đó, giờ học lý thuyết và thí nghiệm thực hành buổi sáng sẽ bắt đầu từ 6h30. Theo quy định, sinh viên học liên tục 3 tiết sẽ được nghỉ giải lao 10 phút. Tổng số tiết học buổi sáng là 6 và kết thúc vào 11h40.

Buổi chiều bắt đầu từ 12h30. Sinh viên cũng học liên tiếp 3 tiết thì được giải lao 10 phút. Tổng số tiết là học là 6 và kết thúc vào 17h40.

Buổi học tối sẽ bắt đầu từ 18h, tuy nhiên chỉ sau 2 tiết sẽ được giải lao 10 phút. Tổng số tiết học buổi tối là 4 và kết thúc vào 21h30.

Sinh viên phản ứng việc học từ 6h30 sáng, chỉ có 50 phút ăn trưa
Quy định giờ vào học của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM

Giờ thi lý thuyết và thi trắc nghiệm trực tuyến buổi sáng bắt đầu từ 6h30, buổi chiều bắt đầu từ 12h30 và buổi tối là 18h.

Ngay khi thông báo được đưa ra, nhiều sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM bày tỏ sự không hài lòng. Trên trang facebook chính thức của trường, sinh viên để lại ý kiến than phiền.

“Buổi sáng 6h30 bắt đầu học tiết 1, vậy là 4h mình phải dậy chuẩn bị, 5h đi ăn còn 5h30 thì xếp hàng ra thang máy. Bình thường đêm về mình học đến 2h sáng mới đi ngủ, vậy bây giờ thức tới 4h sáng là vừa”.

“Buổi sáng có 6 tiết học và kết thúc lúc 11h40 thì 12h30 đã phải vào học buổi chiều. Nếu sinh viên học cả ngày, chỉ có 50 phút cho mọi việc từ ăn uống, di chuyển vào giữa trưa”.

“Nhà mình ở Quận 12, vậy chắc 5h sáng đã phải ra trạm xe buýt để còn đi chuyến đầu tiên mới hi vọng kịp giờ học”.

“Giờ học như vậy căng quá, làm sao để đảm bảo được sức khỏe đây”...

Hiện tại, giờ học buổi sáng của trường bắt đầu vào lúc 7h.

Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Văn Tán, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho hay trước đây đã có lúc trường quy định giờ học buổi sáng bắt đầu lúc 6h30. Hơn nữa, việc này được được áp dụng cho học kỳ I năm học 2020-2021 là thời điểm mùa hè, khi đó trời đã sáng, sinh viên hoàn toàn có thể di chuyển tới trường bình thường.

Cũng theo ông Tán, phía trước Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM có hai cơ sở đào tạo gồm một trường mầm non và một trường THCS, do vậy nhà trường đã rất cân nhắc và bàn bạc kỹ trước khi đưa ra quyết định này để tránh tắc đường.

Về việc chỉ có 50 phút để di chuyển và ăn uống giữa buổi trưa, ông Tán cho hay sinh viên có thể ghé căn-tin ăn cơm trưa.

“Hiện nay có nhiều trường cũng cho sinh viên đi học sớm. Cụ thể như sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vào học từ 6h. Chúng tôi đã họp lãnh đạo đơn vị, phòng giáo vụ và các khoa trước khi ra quyết định vì phải cân đối thời gian cho phù hợp với giảng viên và sinh viên. Có thể các em phản ứng nhưng sự thực là không quá khó khăn” – ông Tán nói.

Lê Huyền

Học phí 70 triệu/năm, ĐH Y Dược TP.HCM giải trình gì với các Bộ?

Học phí 70 triệu/năm, ĐH Y Dược TP.HCM giải trình gì với các Bộ?

Tăng học phí lên cao nhất 70 triệu đồng/năm và sẽ tăng thêm 10% mỗi năm, Trường ĐH Y Dược TP.HCM đã có báo cáo với Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Previous
Next Post »
Thanks for your comment