Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định việc điều chỉnh tuổi hưu, không có chuyện người già tranh chấp chỗ của người trẻ, quan chức giữ ghế để làm việc.
Trả lời báo chí bên lề QH sáng nay, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, mục tiêu điều chỉnh tuổi hưu là phải tính đến yếu tố tăng trưởng, việc làm, đảm bảo bền vững và đảm bảo bền vững quỹ BHXH trong lâu dài, già hóa dân số, giảm dần khoảng cách về giới...
"Mục tiêu của điều chỉnh hưu có lộ trình dài nhưng phải hành động mau lẹ, đặc biệt tiến tới thích ứng được với già hóa dân số vào 2035", Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung. Ảnh: Minh Đạt |
Thế hệ sau chia sẻ lương hưu cho thế hệ trước 9,5 năm
Theo ông, Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng, nhưng thực chất thời điểm dân số vàng bắt đầu chuyển sang đang già và dân số già vào 2014.
Từ năm 2000 bình quân lao động bước vào tuổi lao động của chúng ta là 1,2 triệu/năm, đến bây giờ lực lượng lao động đã giảm xuống còn 400.000.
"Có thể nói rằng tỷ lệ lao động bước vào tuổi lao động ngày càng giảm. Khoảng 7% người ở độ tuổi 60 trở lên, nếu chuyển từ 7% sang 14%, một số nước như Đức, Pháp mất 100 năm; Hàn Quốc, Thái Lan mất 20 năm, còn Việt Nam mất tối đa 15 năm - là nước có tốc độ già hóa dân số vào loại nhanh nhất hiện nay", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phân tích.
Bộ trưởng thông tin thêm, độ tuổi lao động hiện nay của Việt Nam đã được quy định từ 1961, tức là hơn 60 năm, khi đó bình quân tuổi thọ Việt Nam mới trên 45 tuổi. Đến nay tuổi thọ bình quân là 76,6, đặc biệt sống sau tuổi nghỉ hưu nữ là 79,5 tuổi.
"Hiện Việt Nam là một trong những nước có tuổi thọ cao trong khu vực châu Á - Thái Bình D
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon