PGD. Bệnh viện K lý giải tại sao khói thuốc lá dễ gây ung thư

 - Hút thuốc lá có thể gây nhiều bệnh, điều mà ai cũng biết. Tuy nhiên, ít người biết, khói thuốc lá mới chính là “thủ phạm” gây bệnh, trong đó có ung thư.  

Khói thuốc chứa nhiều chất gây ung thư

Quá trình đốt cháy điếu thuốc lá được diễn ra ở nhiệt độ cao (từ 600 – 900 độ C) dẫn đến sự đốt cháy hoàn toàn lá thuốc bao gồm cả đốt cháy các hợp chất dễ bay hơi và đốt cháy tạp chất từ than, tạo ra làn khói thuốc.

Khói thuốc lá có hơn 5.700 chất, trong đó có trên 70 chất được xem là chất gây ung thư (carcinogen). Các chất này đã được chứng minh trong các nghiên cứu trong ống nghiệm (in vitro) và nghiên cứu trên động vật là có khả năng gây ung thư.

PGS.TS.BS Lê Văn Quảng, Phó giám đốc Bệnh viện K cho biết: “Khi đi vào cơ thể, các chất gây ung thư có trong khói thuốc lá hầu hết sẽ được chuyển hóa và gây ung thư theo nhiều cơ chế khác nhau như gắn với bộ gen gây nên các đột biến gen; gắn với màng tế bào làm rối loạn quá trình phát triển của tế bào; hoặc kích thích quá trình viêm dẫn đến tăng sinh mạch máu bất thường và phát triển ung thư”.

Các nghiên cứu hoá sinh cho thấy, các chất sinh ung thư trong khói thuốc lá đều là cơ chất bị các enzym P450, Glutathione S-transferase và UDP-glucuronosy transferase chuyển hoá thành các sản phẩm trung gian.

Chính các sản phẩm trung gian này là những chất ái điện tử, có khả năng gắn vào các nucleotid của phân tử AND, gây ra các lỗi trong quá trình nhân lên của phân tử ADN trong lần phân bào tiếp theo, hình thành nên các đột biến gen.

Các nghiên cứu gần đây, sử dụng kỹ thuật giải trình tự gen đã cho thấy có hàng ngàn đột biến của người hút thuốc, trong đó hai loại đột biến thường gặp nhất là KRAS và TP53.

PGD. Bệnh viện K lý giải tại sao khói thuốc lá dễ gây ung thư

PGS.TS.BS Lê Văn Quảng, Phó giám đốc Bệnh viện K

Cơ chế gây viêm của khói thuốc lá

Theo PGS.TS.BS Lê Văn Quảng, với bệnh ung thư, một nghiên cứu trước đây cho thấy có 4 chất được sản sinh từ khói thuốc lá tham gia đắc lực vào quá trình gây viêm, bao gồm carbon monoxide, acrolein (gây viêm bàng quang), nicotine và ROS (gây phản ứng oxi hoá).

“Khi hút thuốc, tình trạng viêm mạn tính xuất hiện ở toàn bộ niêm mạc khoang miệng, hầu họng, thanh quản, thực quản, phế quản và một số cơ quan khác. Trong đó các chất ROS có vai trò rất quan trọng.

Cụ thể, ROS kích hoạt con đường truyền tín hiệu nội bào, dẫn đến kích hoạt các gen gây viêm. Những chất này còn kích hoạt các con đường truyền tín hiệu nội bào của các tế bào miễn dịch, làm ức chế khả năng miễn dịch của các tế bào này. Dẫn đến tình trạng bội nhiễm vi khuẩn, kể cả lao của những người hút thuốc.

 Các chất gây viêm của khói thuốc lá ức chế các tế bào niêm mạc đường hô hấp và tiêu hoá làm chúng kém sản sinh ra các chất diệt khuẩn ngoại bào (ví dụ chất diệt khuẩn human beta-defensin-2, sinh ra bởi niêm mạc lợi), làm giảm khả năng đề kháng của niêm mạc. Các chất gây viêm của khói thuốc còn làm tăng các bệnh tự miễn” bác sĩ Quảng cho hay.

Nicotine gây nghiện không sinh ung thư

Lâu nay, mọi người vẫn lầm tưởng nicotine có trong thuốc lá là chất độc hại, gây ra nhiều bệnh tật, thực tế hiểu đúng hơn theo khoa học thì nicotine là chất gây nghiện, không sinh ung thư.

Nghiên cứu của Viện Y tế và Chăm sóc Sức khoẻ Quốc gia Anh Quốc cho thấy, các độc tố và chất gây ung thư trong khói thuốc lá mới là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong chứ không phải nicotine.

Các chuyên gia tại Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đồng ý rằng, những hợp chất độc hại được tạo ra trong quá trình đốt cháy thuốc lá là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh liên quan đến hút thuốc như ung thư phổi cùng các bệnh về tim mạch, chứ không phải nicotine.

“Nicotine vượt qua hàng rào máu não chỉ sau 8-10 giây sau khi hút, nicotine vào não kích hoạt tiết ra dopamine, một chất gây sảng khoái, hưng phấn, an tâm. Và sau khi nồng độ dopamine trong cơ thể giảm xuống, nó đòi hỏi được cung cấp, gây ra cảm giác thèm hút thuốc. Đó là sự phụ thuộc về mặt thể chất. Chính vì vậy mà người hút thuốc khó bỏ thuốc”, PGS.TS Lê Văn Quảng chia sẻ.

Cũng theo Phó giám đốc Bệnh viện K, người hút thuốc còn có sự phụ thuộc về mặt tâm lý. Hút thuốc là một thói quen trong ngày. Người hút thuốc thường hút vào những thời điểm giống nhau trong ngày, khi uống nước trà, cà phê hay khi căng thẳng, mệt mỏi. Khi hút, người hút thường thả lỏng tối đa cơ thể, tập trung vào động tác hút thuốc. Đó là một hoạt động thư giãn mà khó có hoạt động nào thay thế được.

Phần lớn, những người hút thuốc thường tụ họp thành từng nhóm, có những sinh hoạt chung với nhau. Đây là một lý do khiến việc bỏ thuốc trở nên khó khăn khi trong nhóm vẫn còn ai đó hút thuốc.

Ngược lại, những người bỏ thuốc thành công thừa nhận rằng việc bỏ thuốc sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu được sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè trong nhóm nếu các bạn từng cùng hút thuốc không mời thuốc.

Hiện nay, nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới đã có những chính sách khuyến khích người nghiện thuốc lá chyển đổi sang các sản phẩm giảm thiểu rủi ro nhằm hạn chế tác hại của khói thuốc lá đến cơ thể và cộng đồng xung quanh, từng bước tiến tới mục tiêu “không khói thuốc”.

An Nhiên

Quý ông 46 tuổi bị sốc tim vì hút thuốc lá nhiều như ăn cơm

Quý ông 46 tuổi bị sốc tim vì hút thuốc lá nhiều như ăn cơm

Nam bệnh nhân 46 tuổi vào viện trong tình trạng đau ngực dữ dội, khó thở, tim chỉ còn 40 nhịp/phút, huyết áp tụt.

Previous
Next Post »
Thanks for your comment