- Đó là một nội dung trong dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục mà Bộ GD-ĐT vừa công bố để xin ý kiến góp ý.
Mục 6 của dự thảo quy định khá chi tiết các hình thức xử phạt các hành vi vi phạm quy định về thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.
Cụ thể, theo Điều 21 về vi phạm quy định về thi, sẽ phạt tiền từ 2 đến 5 triệu đồng đối với hành vi gây rối hoặc đe dọa dùng vũ lực ngăn cản người dự thi và người tổ chức thi, thanh tra thi, coi thi, chấm thi, phục vụ thi.
Phạt tiền từ 3 đến 6 triệu đồng đối với hành vi thông tin sai sự thật về kỳ thi; từ 10 đến 12 triệu đồng với hành vi làm mất bài thi.
Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy chế thi theo các mức phạt sau:
Từ 1 đến 2 triệu đồng với hành vi mang tài liệu, thông tin, vật dụng không được phép vào phòng thi, khu vực chấm thi; từ 2 đến 3 triệu đồng với hành vi làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài; từ 3 đến 5 triệu đồng với hành vi thi thay hoặc thi kèm người khác; từ 10 đến 15 triệuđồng với hành vi viết thêm hoặc sửa chữa nội dung bài thi hoặc sửa điểm bài thi trái quy định hoặc nhập điểm vào máy vi tính không đúng với điểm thực tế của bài thi; từ 15 đến 20 triệu đồng với hành vi đánh tráo bài thi hoặc lấy bài của thí sinh này giao cho thí sinh khác; từ 20 đến 25 triệu đồng đồng với hành vi tổ chức chấm thi sai quy định hoặc chấm thi không đúng hướng dẫn.
Phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng với hành vi làm lộ bí mật hoặc làm mất đề thi hoặc đưa đề thi ra ngoài trong thời gian thi hoặc đưa bài từ ngoài vào phòng thi trong giờ thí sinh làm bài.
Phạt tiền từ 30 đến 50 triệu đồng với hành vi tổ chức ra đề thi không đúng quy định.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Phạt 10-20 triệu đồng nếu gửi giấy báo trúng tuyển dù thí sinh không nộp hồ sơ dự tuyển
Dự thảo cũng nêu khá rõ mức phạt các hành vi vi phạm quy định về hoạt động tuyển sinh ở mục 4.
Cụ thể, Điều 12 về vi phạm quy định về thông báo tuyển sinh, xác định chỉ tiêu tuyển sinh, sẽ phạt tiền từ 6 đến 10 triệu đồng với một trong các hành vi:
Thông báo tuyển sinh không đúng hoặc không đầy đủ thông tin theo quy định; Không thực hiện đúng với nội dung của thông báo tuyển sinh; Không đủ thời gian thông báo tuyển sinh theo quy định.
Phạt tiền từ 15 đến 20 triệu đồng đối với hành vi xác định chỉ tiêu tuyển sinh vượt năng lực thực tế, không hoặc công khai thông tin trong đề án tuyển sinh sai sự thật, công khai không đúng thông tin liên quan đến tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh.
Phạt tiền từ 20 đến 25 triệu đồng nếu thu nhận hồ sơ hoặc hỗ trợ tuyển sinh khi chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc không công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.
Phạt tiền từ 35 đến 40 triệu đồng với hành vi tổ chức tuyển sinh đối với ngành, chuyên ngành khi chưa được cấp phép; từ 40.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức tuyển sinh chương trình giáo dục có yếu tố nước ngoài khi chưa được cấp phép thực hiện. Cùng đó, đình chỉ hoạt động giáo dục chưa được phép từ 12 đến 24 tháng đối với 2 trường hợp này. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được đối với trường hợp đã tuyển trái phép do hành vi vi phạm quy định.
Điều 14 nêu rõ với những vi phạm quy định về quy trình tuyển sinh, sẽ phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đồng đối với hành vi tổ chức thu nhận hồ sơ thí sinh không đúng thời gian hoặc gửi giấy báo trúng tuyển cho thí sinh khi thí sinh không nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển vào trường.
Phạt tiền từ 20 đến 25 triệu đồng với hành vi không thực hiện đúng quy trình xác định điểm trúng tuyển, triệu tập thí sinh trúng tuyển.
Dự thảo sẽ lấy ý kiến góp ý đến hết ngày 25/11/2018.
Thanh Hùng
Ép học thêm sẽ bị phạt 10 triệu đồng, đánh học sinh sẽ bị phạt 30 triệu
Dự thảo Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính giáo dục đã đề xuất các mức phạt với số tiền cao nhất đối với cá nhân lên tới 50 triệu đồng.
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon