Rút khỏi INF với Nga, ông Trump 'nhắn' gì cho Kim Jong Un?

Khi thông báo quyết định rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Nga, Tổng thống Mỹ Donald Trump viện dẫn Moscow đã nhiều lần vi phạm trong khi Trung Quốc không chịu bất kỳ ràng buộc nào của Hiệp ước.

Hơn trăm du thuyền sang trọng tan tành sau bão

Xem chiến đấu cơ Nga nhào lộn trên không

Kim Jong Un đội tuyết thị sát công trình

Nhưng theo nhà bình luận Marc A. Thiesen trong một bài viết trên báo  Washington Post, động thái của nhà lãnh đạo Mỹ còn nhằm một mục đích khác nữa. Đó là gửi một thông điệp tinh tế và rõ ràng tới Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Nếu ông từ chối phi hạt nhân hóa, chúng tôi có thể bao vây quốc gia của ông bằng các tên lửa tầm ngắn và tầm trung mà sẽ cho phép chúng tôi tấn công chính quyền của ông không cần báo trước.

Rút khỏi INF với Nga, ông Trump 'nhắn' gì cho Kim Jong Un?
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: AP)

Hiện tại, chính quyền Trump dường như đạt rất ít tiến bộ trong đàm phán hạt nhân với Bình Nhưỡng. Mối đe dọa triển khai các tên lửa tầm trung ở châu Á có thể làm thay đổi động lực của các cuộc đàm phán đó.

Nhớ lại năm 1983, Tổng thống Ronald Reagan thông báo kế hoạch triển khai hàng trăm tên lửa Pershing II tầm trung của Mỹ ở Tây Âu để đáp trả Liên Xô triển khai các tên lửa hạt nhân SS-20. Quyết định của ông Reagan đã làm dấy lên làn sóng biểu tình rộng khắp trên toàn châu Âu nhưng cũng đặt lên vai Moscow một áp lực vô cùng lớn. Và kết quả của nó đã đặt nền tảng cho một loạt bước đột phá về kiểm soát vũ khí, trong đó có Hiệp ước INF.

Bằng cách rút khỏi INF, Tổng thống Trump giờ đây có thể gây sức ép tương tự lên Bình Nhưỡng. Hiệp ước này cấm các tên lửa thông thường và tên lửa hạt nhân phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 500 đến 5.500km. Thoát khỏi những ràng buộc của INF, Mỹ sẽ có thể triển khai hàng trăm tên lửa tầm ngắn và tầm trung thông thường tới các căn cứ ở châu Á, trong đó có đảo Guam (cách Triều Tiên gần 3.400km) và Nhật Bản. Khi đó, Mỹ không cần thiết phải điều động tạm thời các hàng không mẫu hạm tới ngoài khơi Bán đảo Triều Tiên để phô diễn sức mạnh nữa. Việc triển khai các tên lửa tầm trung trong khu vực sẽ luôn đặt Bình Nhưỡng vào tâm điểm chú ý.

Bình Nhưỡng chắc chắn không muốn các tên lửa Mỹ xuất hiện ở cửa ngõ của mình. Trung Quốc cũng thế, vì nước này biết một sự triển khai như vậy sẽ phục hồi ưu thế quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương.

Theo Đô đốc Harry Harris, cựu chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, Trung Quốc hiện đang sở hữu "lực lượng tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất trên thế giới" – và 95% trong số chúng "vi phạm Hiệp ước INF" nếu Trung Quốc là một bên ký kết.

Thực tế Bắc Kinh có những tên lửa như vậy, trong khi Mỹ không có, đã đặt Washington vào thế bất lợi chiến lược nếu xảy ra xung đột với Bắc Kinh. Như nhà bình luận Dan Blumenthal từng chỉ ra trên báo Washington Post: phản ứng có thể duy nhất của Mỹ khi đó sẽ là tấn công Trung Quốc bằng các tên lửa đạn đạo - một sự leo thang không thể chấp nhận được.

Nhưng khi Mỹ ra khỏi INF, nước này có thể triển khai các tên lửa di động thông thường phóng đi từ mặt đất ở Guam và Nhật, cải thiện được khả năng ngăn chặn Trung Quốc.

Tổng thống Trump có thể bắn các tên lửa hành trình Tomahawk từ các bệ phóng ở mặt đất tới Thái Bình Dương gần như ngay lập tức sau khi rút khỏi INF. Mỹ còn có thể phát triển và triển khai các tên lửa mới thuộc diện cấm trong Hiệp ước, chẳng hạn như các vũ khí siêu thanh mới – di chuyển nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh - để cạnh tranh với sự đầu tư "khủng" của Trung Quốc vào năng lực tên lửa.

Như vậy, với việc rút khỏi INF cộng với dọn đường cho những phát triển như kể trên, ông Trump sẽ trang bị cho Mỹ một tấm thẻ mặc cả mới đầy sức mạnh.

Thanh Hảo

Lý do thực sự khiến Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân với Nga

Lý do thực sự khiến Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân với Nga

Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ rút Mỹ khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ký với Nga, với lý do Moscow vi phạm hiệp ước. 

Mỹ bỏ hiệp ước hạt nhân với Nga: Gorbachev nói sai lầm

Mỹ bỏ hiệp ước hạt nhân với Nga: Gorbachev nói sai lầm

Cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev mô tả kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi Hiệp ước vũ khí hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh với Nga là một sai lầm.

Vì sao ông Trump muốn chấm dứt hiệp ước hạt nhân với Nga?

Vì sao ông Trump muốn chấm dứt hiệp ước hạt nhân với Nga?

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) kéo dài hơn 1 thập kỷ qua với Nga.

Ông Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Nga

Ông Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Nga

Tổng thống Trump bất ngờ tuyên bố sẽ rút Mỹ khỏi một hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân đã ký với Nga từ thời chiến Chiến tranh Lạnh.

Lộ khả năng hủy diệt của hệ thống phòng thủ Nga S-700

Lộ khả năng hủy diệt của hệ thống phòng thủ Nga S-700

Lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do Nga (LDPR), nghị sĩ Vladimir Zhirinovsky nói Moscow đang có trong tay các hệ thống phòng không S-600 và S-700.

Previous
Next Post »
Thanks for your comment