Một chiếc xe đạp với khoảng 70% bộ phận được chế tác từ tre trở thành sản phẩm độc đáo thu hút khách du lịch.
Chủ nhân của sản phẩm độc này là anh Trì Cảnh (dân tộc Khmer), một nghệ nhân chế tác sản phẩm từ tre ở làng nghề Hàm Giang (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh). Theo anh Cảnh chia sẻ, để hoàn thành một chiếc xe đạp tre phải trải qua nhiều công đoạn.
Trước tiên là chọn tre, phải chọn những cây tre già hơn 3 năm tuổi trở lên và phải đặc ruột. Vì như vậy, sản phẩm làm ra mới đảm bảo tính chịu lực và độ bền theo thời gian. "Nguyên liệu mình chọn phải đồng thanh đồng thủ, chọn tre già; coi mắt, đường kính và thân tre phải đều thì mới đẹp và khi gắn bánh xe vô nó không bị chao đảo. Đúng tiêu chuẩn thì tre khoảng 2-3 tuổi mới sử dụng cho chiếc xe đạp được" - anh Cảnh tiết lộ.
Sau khi chọn được tre đạt tiêu chuẩn, anh Cảnh tiến hành ngâm tre trong nước vôi khoảng 2 tuần lễ để tre óng vàng hơn và đảm bảo mối mọt khi sử dụng. Điểm độc đáo của xe đạp tre là phần kết nối các bộ phận lại với nhau. Nếu các loại xe đạp thông thường các bộ phận được kết nối nhau bằng ốc, vít thì với chiếc xe đạp đặc biệt này dây mây và chốt tre là thứ để kết nối.
Theo người nghệ nhân Khmer sáng chế ra xe đạp tre cho biết, khi tre đã xử lý qua nước vôi thì chất tre rất mặn, nếu sử dụng ốc vít để kết nối thì khoảng tối đa 2 năm sẽ bị ăn mòn. Như vậy, phần khung sườn của xe sẽ bị tuột ra, sau nhiều lần tìm tòi, anh Cảnh mới quyết định sử dụng dây mây để kết nối và đây cũng chính là điểm nổi bật quyết định thành công cho chiếc xe đạp tre.
Có được thành công như hôm nay, anh Cảnh đã trải qua không ít lần thất bại. Nhớ lại những ngày đầu thực hiện ý tưởng "điên rồ" của mình, anh Cảnh cho biết do thiếu kinh nghiệm nên sản phẩm đầu tay gần như không chạy được, các bộ phận rung lắc như muốn rớt ra khi sử dụng. Trải qua hơn chục lần thất bại, rút kinh nghiệm và cải tiến, chiếc xe đạp tre của anh Cảnh cũng thành công.
"Trước khi làm được sản phẩm như hiện nay, tôi đã thử qua nhiều loại tre và thất bại nhiều lần. Lúc đó, đã ráp được hoàn chỉnh sản phẩm nhưng khi chạy thử thì không được, phải tháo ra hết, rồi làm lại từ đầu. Nhiều khi cũng muốn bỏ cuộc, nhưng mình đã làm thành hình chiếc xe rồi, nếu bỏ ngang thì coi như bỏ hết công sức nghiên cứu từ trước đến nay. Nghĩ vậy nên tôi ráng tiếp tục làm, coi cái nào chưa được thì tìm cách sửa, từ từ mới được như bây giờ" - anh Cảnh kể lại.
Và chính vì sự kỳ công tạo tác cũng như quyết tâm gìn giữ, bảo tồn nghề truyền thống, anh Cảnh đã thành công với sản phẩm xe đạp tre độc đáo thu hút người tiêu dùng, đặc biệt là du khách nước ngoài. Hiện nay, giá của xe đạp tre vẫn còn cao so với thị trường, khoảng hơn 5 triệu đồng/chiếc.
Theo chia sẻ của anh Cảnh, hiện trung bình mỗi tháng anh sản xuất và bán được khoảng chục sản phẩm. Khách hàng của anh chủ yếu là các khu du lịch đặt hang về để phục vụ du khách trong và ngoài nước. Với thiết kế bắt mắt, thân thiện với môi trường, nhìn lạ mắt, nên khi sử dụng ở các khu du lịch, xe đạp tre luôn được người dùng thích thú, hào hứng.
Anh Cảnh cho biết: "Bên cạnh tính độc, lạ của sản phẩm, ưu điểm nổi trội của xe đạp tre là nhẹ, và cảm giác của người chạy xe sẽ rất nhẹ chân đạp, trớn chạy nhanh hơn các loại xe thông thường".
Nói về ý tưởng sản xuất ra chiếc xe đạp tre, anh Trì Cảnh bày tỏ rằng làng nghề thủ công truyền thống của đồng bào Khmer ở xã Hàm Giang nhiều năm nay đã nổi tiếng khắp nơi với những sản phẩm như: bàn ghế, giường, tủ, salon làm từ tre. Và cũng như bao làng nghề truyền thống khác, làng nghề tre Hàm Giang cũng đã trải qua nhiều thăng trầm, có nhiều người phải bỏ nghề. Những người còn đeo nghề như anh Cảnh thì phải suy nghĩ, sáng tạo để tồn tại và phát triền. Vậy là khoảng năm 2004, anh Cảnh đã nghĩ ra sản phẩm xe đạp tre như một cách để người tiêu dùng nhớ lại các sản phẩm làm từ tre của làng nghề Hàm Giang.
Với sản phẩm xe đạp tre, vấn đề mà anh Cảnh mong muốn có được không chỉ là sự ưa chuộng của người tiêu dùng, mà thông qua đó, anh muốn giới thiệu với bạn bè trong và ngoài nước hình ảnh một làng nghề truyền thống với những sản phẩm thân thiện với môi trường. Hơn nữa, lũy tre làng cũng là hình ảnh thân quen đối với những người con của quê hương Việt Nam. Vì thế, khi nhìn thấy chiếc xe đạp là từ tre, những người con xa xứ sẽ cảm thấy như đang rất gần với đất nước hình chữ S của mình.
(Theo Người lao động)
Xe 5 bánh tự chế dùng động cơ 1.000 phân khối của thợ Việt
Chiếc xe tự chế có cơ cấu lái như ôtô, sử dụng động cơ xe máy 1.000 cc, được thiết kế bởi thợ Việt và do một người chơi xe có tiếng sở hữu.
Bàn chông tự chế 'bẫy' ô tô: Sự tàn nhẫn chết người
Những bàn chông bằng sắt sắc nhọn được đinh tặc đặt giữa đường khiến nhiều lái xe rùng mình vì độ nguy hiểm và sự vô nhân đạo.
Rợn người bàn chông tự chế của đinh tặc ở Tuyên Quang
Quá nhiều thủ đoạn, nạn đinh tặc ngày một nguy hiểm với sự xuất hiện của những chiếc đinh 4 chân, 5 chân và giờ là bàn chông tự chế dễ dàng xé nát lốp xe của bất cứ chiếc ô tô nào trên đường khi không may cán phải.
Phát hoảng với xe tự chế ở Hải Phòng
Xe máy nát không biển số, không nhãn hiệu, bình xăng chế bằng can nhựa gắn vào xích lô khiến nhiều người phát hoảng.
Những mẫu siêu xe tự chế của thợ cơ khí Việt
Trong thời gian vừa qua, liên tiếp các mẫu siêu xe tự chế bằng những chiếc xe cũ của các thợ thủ công Việt được công bố.
Rolls-Royce Phantom tự chế 200 triệu của thợ Việt
Nguyên bản là chiếc Chrysler 300C Heritage Edition, các thợ Việt đã mất gần 7 tháng để cho ra lò "bản độ" tương tự mẫu xe siêu sang Rolls-Royce Phantom.
Ông bố Thanh Hoá tự chế ôtô điện cho con trai
Một ông bố ở Thanh Hoá đã tự mình thiết kế, cắt hàn và lắp ráp hoàn chỉnh một chiếc xe ôtô 4 bánh cho cậu con trai nhỏ tuổi của mình.
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon