Ngày này năm xưa: Thảm kịch trên tàu vũ trụ Liên Xô

Sáng sớm ngày 30/6/1971, ba phi hành gia Liên Xô được phát hiện đã chết trên tàu vũ trụ Soyuz 11 do tình trạng giảm áp khi tàu trở lại khí quyển trái đất.

Sứ mệnh vinh quang

Ngày 6/6, ba phi hành gia Georgi Dobrovolsky, Vladislav Volkov và Viktor Patsayev bay vào vũ trụ trên tàu Soyuz 11 để thực hiện sứ mệnh kết nối và đi vào Salyut 1 - trạm vũ trụ của Liên Xô được đặt trong quỹ đạo trước đó hai tháng. Con tàu đã kết nối thành công với trạm vũ trụ và các phi hành gia đã có 23 ngày di chuyển theo quỹ đạo trái đất.

Ngày 30/6, họ rời Salyut 1 và bắt đầu hành trình trở về trái đất. Khi các phi hành gia bắt đầu tách khoang tái nhập với các phần khác của tàu Soyuz, một van quan trọng bị mở ra.

Khi ở độ cao hàng trăm kilomet trên trái đất, tàu vũ trụ Soyuz bất ngờ rơi vào môi trường gần như không trọng lực của không gian. Khi tàu vũ trụ bị giảm áp nhanh chóng, phi hành gia Patsayev cố gắng đóng chiếc van bị mở bằng tay nhưng không thành công. Chỉ vài phút sau, cả ba phi hành gia đã tử nạn.

Thảm kịch khó lường

Sáng sớm ngày 30/6/1971, cả Liên Xô chờ đợi để chào đón ba phi hành gia anh hùng trở lại trái đất sau sứ mệnh phá kỷ lục trong không gian. Đội phi hành gia của tàu Soyuz 11 gồm Georgi Dobrovolski, Vladislav Volkov và Viktor Patsayev không chỉ ở 23 ngày trong quỹ đạo mà họ còn chinh phục thành công trạm vũ trụ thực sự đầu tiên trên thế giới. Đây là câu trả lời của Liên Xô đối với việc phi hành gia Mỹ đặt chân lên mặt trăng.

Ngay khi chỉ huy của một trong số các trực thăng phát hiện dù của khoang hạ cánh thuộc tàu Soyuz 11, mọi người đều cho đó là một hình ảnh đầy vinh quang. Trực thăng hạ xuống và các nhân viên cứu hộ hân hoan lao tới con tàu vẫn còn đang nóng rực sau khi tái nhập khí quyển trái đất. Họ không ngờ sẽ phải chứng kiến một hình ảnh kinh hoàng bên trong.

Kerim Kerimov, một trong những người thành lập ngành vũ trụ của Liên Xô nhớ lại: "Mọi người gõ vào bên sườn của tàu nhưng không có phản hồi từ bên trong. Sau khi mở nắp, các nhân viên cứu hộ thấy ba phi hành gia ngồi trên ghế, bất động, máu trào ra từ tai vào mũi. Các phi hành gia được đưa ra khỏi module hạ cánh. Dobrovolski vẫn còn ấm. Các bác sĩ đã hô hấp nhân tạo. Dựa trên các báo cáo, nguyên nhân gây ra cái chết là ngạt thở... ”

Do thảm kịch trên, Liên Xô không đưa thêm bất cứ nhà du hành vũ trụ nào vào Salyut 1 trong suốt hai năm sau đó. Ba phi hành gia Georgi Dobrovolsky, Vladislav Volkov và Viktor Patsayev của tàu Soyuz 11 đã trở thành những người đầu tiên thiệt mạng trong vũ trụ.

Hoài Linh

Ngày này năm xưa: Thảm họa trung tâm mua sắm khiến cả Hàn Quốc 'choáng váng'

Ngày này năm xưa: Thảm họa trung tâm mua sắm khiến cả Hàn Quốc 'choáng váng'

Trung tâm mua sắm Sampoong ở Seoul, Hàn Quốc bất ngờ đổ sập vào ngày 29/6/1995, làm 502 người thiệt mạng và 937 người bị thương.

Ngày này năm xưa: Thế giới chấn động vụ khủng bố Thổ Nhĩ Kỳ

Ngày này năm xưa: Thế giới chấn động vụ khủng bố Thổ Nhĩ Kỳ

Vụ tấn công khủng bố ngày 28/6/2016 nhằm vào sân bay Ataturk của thủ đô Istanbul đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với không chỉ Thổ Nhĩ Kỳ mà cả toàn thế giới.

Ngày này năm xưa: Cuộc nổi dậy đẫm máu trên chiến hạm Nga

Ngày này năm xưa: Cuộc nổi dậy đẫm máu trên chiến hạm Nga

Ngày 27/6/1905 ghi dấu cuộc nổi dậy đẫm máu của các thủy thủ trên chiến hạm Potemkin thuộc Hạm đội Hắc hải của Nga.

Ngày này năm xưa: Liên Xô rào kín Berlin

Ngày này năm xưa: Liên Xô rào kín Berlin

Chiến dịch phong tỏa Berlin của Liên Xô cách đây 70 năm là một trong những cuộc khủng hoảng quốc tế lớn đầu tiên của Chiến tranh Lạnh gây tổn thất nặng nề.

Ngày này năm xưa: Chiến tranh Triều Tiên bùng phát

Ngày này năm xưa: Chiến tranh Triều Tiên bùng phát

Ngày 25/6/1950 đánh dấu sự bùng phát của cuộc chiến tranh Triều Tiên đẫm máu, kéo dài suốt 3 năm sau đó.

Previous
Next Post »
Thanks for your comment