Cấp phép Quốc ca: Quản lý nghệ thuật phải ứng xử rất văn hóa

- Trong vụ cấp phép Quốc ca, cần xem lại cách làm việc, năng lực, trách nhiệm của những người làm công tác này từ lãnh đạo đến chuyên viên.

Đây là trao đổi thẳng thắn của Phó chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng QH Phạm Tất Thắng với VietNamNet xung quanh câu chuyện Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) cho phép phổ biến hơn 300 bài hát, trong đó có Tiến quân ca (Quốc ca).

- Thưa ông, chỉ đến khi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam có ý kiến, Cục trưởng Cục NTBD mới lên tiếng xin lỗi có phải là chậm trễ và khiên cưỡng?

Có thể hiểu như vậy vì đây không phải lần đầu tiên. Vừa qua cũng đã có những vụ việc tương tự rồi.

Quốc ca, Tiến quân ca, Phạm Tất Thắng, cấp phép ca khúc, Cục Nghệ Thuật biểu diễn
ĐBQH Phạm Tất Thắng

Thông tin Cục công bố phổ biến 300 bài hát vừa qua gây bất bình trong dư luận vì trong đó có những bài hát quá quen thuộc, phần lớn là bài hát của nhạc sĩ cách mạng, ca ngợi 2 cuộc kháng chiến của dân tộc.

Nhiều tác giả bằng chính bài hát đó đã đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật. Đó là những công nhận, là thẩm định lớn hơn nhiều so với văn bản hành chính của cục NTBD.

Hơn nữa, những bài hát này đã được lịch sử, nhân dân thừa nhận nên việc cấp một giấy phép như vậy dù lý giải theo cách nào cũng là việc rất khó chấp nhận.

Đáng lẽ, với vai trò là Cục trưởng, khi ký 1 văn bản như vậy phải có ý thức về chữ ký và quyết định hành chính của mình.

Sau khi văn bản ban hành, dư luận bức xúc, việc xin lỗi là đương nhiên, nhưng xin lỗi sau khi Bộ VH-TT-DL rồi Phó Thủ tướng có ý kiến thì hơi khiên cưỡng.

Cục đang quản lý lĩnh vực rất đặc biệt với những sản phẩm văn hoá đặc biệt, tác động đến đời sống tinh thần toàn dân nên cách thức ra văn bản quản lý hành chính trong trường hợp này phải rút kinh nghiệm.

Tôi cho rằng phải có cách quản lý hiểu biết sâu sắc vấn đề hơn, có những cách thức, ứng xử văn hoá hơn trong lĩnh vực rất đặc biệt này.

- Quay lại lời xin lỗi của Cục trưởng NTBD, đã thoả đáng chưa khi chỉ xin lỗi độc giả và bạn đọc vì phương pháp làm việc gây hiểu lầm, thưa ông?

Ở đây có 2 chuyện cần xem xét. Thứ nhất, độc giả là những người đọc, nghe thông tin qua phương tiện truyền thông. Độc giả ở đây không quan trọng bằng nhân dân và tác giả, người thân của những tác giả sáng tác ra những ca khúc đó.

Do đó, trong trường hợp này phải xin lỗi nhân dân, xin lỗi tác giả và gia đình của những tác giả mới đúng đối tượng. Có thể nói việc làm của Cục NTBD đã tác động đến tâm lý tình cảm của nhân dân cũng như của tác giả của những đứa con tinh thần bất hủ.

Thứ hai, nếu chỉ nói là phương pháp làm việc thì chưa đầy đủ. Đã từng có vụ việc tương tự, Bộ đã có ý kiến, công luận cũng đã lên tiếng nhưng Cục vẫn không rút kinh nghiệm được thì không phải chỉ là phương pháp làm việc đâu.

Người có trách nhiệm quản lý mà ký vào 1 văn bản như vậy thì phải cân nhắc rất thận trọng.

- Vậy nguyên nhân sai lầm đi cấp phép phổ biến những bài hát đã góp phần hình thành nhận thức, nhân cách của cả thế hệ là từ đâu?

Thứ nhất, cần xem lại quy chế tổ chức và hoạt động liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Bộ VH-TT-DL, trong đó có Cục NTBD.

Giả sử những hạn chế, sai lầm này phát sinh từ những quy định chưa hợp lý thì cũng nhân dịp này rà soát, sửa đổi, hoàn thiện để không xảy ra những sai sót tương tự trong tương lai.

Thứ 2, phải xem lại cách làm việc, năng lực, trách nhiệm của những người làm công tác này, từ chỉ đạo của lãnh đạo đến chuyên viên trực tiếp soạn thảo, ban hành văn bản.

Thứ 3, với công việc về quản lý lĩnh vực đặc biệt như vậy thì phải có những ứng xử rất văn hoá.

- Vụ việc này để lại hậu quả nghiêm trọng nhất là gì? Nếu như hướng xử lý chỉ dừng ở rút kinh nghiệm đã đủ chưa?

Rõ ràng là nó đã có hậu quả, gây hoang mang dư luận, gây tổn hại cho những tác giả và người thân của tác giả, đặc biệt với nhạc sĩ Văn Cao.

Tiến quân ca đã trở thành một phần trong lịch sử, trong đời sống của dân tộc, giờ bài hát đó được biểu diễn hàng ngày, hàng giờ cho mọi sinh hoạt chính trị trên khắp đất nước, thể hiện tình yêu nước qua bài hát đó.

Nhưng xử lý thế nào, tôi cho đây cũng là vấn đề khó vì liên quan đến yếu tố tinh thần, gây hậu quả nhưng không lượng hoá cụ thể được.

Tôi cho rằng phải đối chiếu với quy định chung, quy định của ngành văn hoá, mức độ sai phạm đến đâu thì nên có xử lý nghiêm khắc đến đó. Kết quả xử lý nên công bố rộng rãi coi như là một lời xin lỗi từ cơ quan quản lý cấp cao hơn với cơ quan quản lý cấp dưới có sai phạm.

“Cục trưởng Cục NTBD nên đi học lại chương trình chuyên viên chính tại Học viện Hành chính quốc gia. Trình độ quản lý của ông kém quá và tinh thần tự phê bình càng kém, sao lại đổ lỗi cho kỹ thuật khi công bố danh sách 300 bài hát được cấp phép vừa qua?” - Ông Trần Đình Huỳnh, nguyên Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng.

ĐB Dương Trung Quốc: Cấp phép bài Quốc ca là không cần thiết

ĐB Dương Trung Quốc: Cấp phép bài Quốc ca là không cần thiết

Trước việc Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép cho hàng loạt ca khúc, ĐB Dương Trung Quốc nói, cấp phép cho bài Tiến quân ca là không cần thiết.

Phó Thủ tướng: Cần chấn chỉnh Cục Nghệ thuật biểu diễn

Phó Thủ tướng: Cần chấn chỉnh Cục Nghệ thuật biểu diễn

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu chấn chỉnh việc cấp phép phổ biến tác phẩm âm nhạc và hoạt động biểu diễn nghệ thuật.

Cục Nghệ thuật biểu diễn cần kiểm điểm trách nhiệm

Cục Nghệ thuật biểu diễn cần kiểm điểm trách nhiệm

Trong việc cấp phép ca khúc, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã sai phạm và cần kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan.

Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn xin lỗi

Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn xin lỗi

Ông Chương thay mặt lãnh đạo Cục và cá nhân nhận trách nhiệm, rút kinh nghiệm trước lãnh đạo Bộ VH-TT&DL và xin lỗi độc giả vì phương pháp làm việc đã gây nên sự hiểu lầm bức xúc cho bạn đọc.

Thúy Hạnh

Previous
Next Post »
Thanks for your comment