- Chỉ ra tình trạng đề bạt bổ nhiệm đúng quy trình nhưng vẫn bỏ lọt một số cán bộ có năng lực yếu kém nhiều sai phạm trong quản lý, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp thuộc UBTVQH Đặng Xuân Phương đề nghị sửa luật Cán bộ công chức để khắc phục.
Tại phiên thảo luận của Quốc hội chiều nay về chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2018, ĐB Phương cho rằng, để bảo đảm tính đồng bộ trong hệ thống hành chính nhà nước, cần cân nhắc sự cần thiết việc bổ sung vào chương trình kỳ họp thứ 6 (cuối năm 2018) việc xem xét cho ý kiến đối với một số luật như sửa đổi luật Cán bộ công chức sau 9 năm ban hành (năm 2008).
ĐBQH Đặng Xuân Phương |
Ông Phương nêu lý do: “Sửa đổi không phải chỉ để giải quyết những vướng mắc chưa đồng bộ trong các quy định về trách nhiệm công vụ và việc xử lý cán bộ công chức sau khi đã nghỉ hưu, chuyển công tác mà thực tiễn nhiều vấn đề cần giải quyết như tinh giản biên chế, đặt ra nhiều năm qua nhưng không giải quyết được căn bản.
Trong khi đó, các quy định về vị trí việc làm còn mang tính hình thức, không phản ánh được thực chất, chất lượng giải quyết công việc của cán bộ công chức".
Cũng theo ĐB Phương, các quy định về bầu, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ công chức chưa thực sự gắn với thẩm quyền giám sát và xử lý trách nhiệm đối với người có chức vụ trong hệ thống công vụ. Cùng đó, tiêu chuẩn bổ nhiệm có tương xứng hay không cũng thường xuyên được nêu ra liên quan đến nhiều vụ việc cụ thể ở cả TƯ và địa phương.
“Thời gian qua cử tri và công luận rất bức xúc trước những vấn đề tại sao việc đề bạt bổ nhiệm đúng quy trình nhưng vẫn bỏ lọt một số cán bộ có năng lực yếu kém nhiều sai phạm trong quản lý”, ông Phương bày tỏ gay gắt.
"Tất cả những vấn đề trên đang đặt ra vấn đề sửa đổi luật Công chức viên chức", ông Phương nói.
Đề xuất xây dựng luật Nhà giáo
ĐB Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) đề xuất đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 dự thảo luật mới là luật Nhà giáo.
ĐB Ngô Thị Minh |
Bà Minh lý giải, luật Nhà giáo được đặt ra từ chỉ thị 40 ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư khi đề cập đến đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục và được đưa vào nghị quyết số 27 ngày 15/11/2008 của Quốc hội khoá 12, được triển khai để chuẩn bị trình Quốc hội. Tuy nhiên, chưa có sự đồng thuận.
Ngoài ra, thời gian qua có gần 200 văn bản quy định và điều chỉnh về chính sách đối với nhà giáo nhưng nhiều bất cập chồng chéo và không thể giải quyết những vấn đề đặt ra.
"Trước áp lực giảm biên chế trong bộ máy nhà nước hiện nay, tôi cho rằng nhà giáo là nghề đặc thù. Họ không là công chức, viên chức, họ là nhà giáo, vì thế danh dự và chính sách, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, đãi ngộ phải có luật điều chỉnh để đảm bảo môi trường làm việc dân chủ, bình đẳng, kể cả trong cơ sở giáo dục công lập hay ngoài công lập.
Họ xứng đáng được nhận sự tôn trọng và vị nể của xã hội", vị ĐB nói.
ĐB Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) cũng đề nghị đưa luật Nhà giáo vào xây dựng luật pháp lệnh năm 2018. Theo bà, luật này cần đưa vào xây dựng để kịp thời với những thay đổi của Bộ Giáo dục.
Đại biểu ngại phát biểu vì sợ sai ĐB Quảng Văn Hương (Sơn La) bày tỏ quan tâm đến chất lượng đại biểu phát biểu tại hội trường. Theo đại biểu, chất lượng ý kiến tham gia phụ thuộc nhiều vào các văn bản chuẩn bị của ban soạn thảo. “Nhiều đại biểu mới tham gia lần đầu không nắm được nội dung luật khác chuyên ngành. Do nghiên cứu không sâu nên rất ngại phát biểu bởi tâm lý sợ sai, rồi cũng xấu hổ. Nhiều khi cũng cố gắng có bài phát biểu để làm tròn trách nhiệm của mình”, ĐB Hương nói. |
Bộ Chính trị quy định kiểm tra tài sản khoảng 1.000 cán bộ lãnh đạo
Khoảng 1.000 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý được quy định về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản.
'Bổ nhiệm đúng quy trình nhưng có thể không đúng tiêu chuẩn'
Ta cứ nói đúng quy trình nhưng có thể không đúng tiêu chuẩn, cán bộ có xứng đáng ngồi ở vị trí đó không - Chủ tịch QH chia sẻ với báo giới.
Phó Thủ tướng: Tự chủ nhưng đừng sắp về hưu thì tuyển một loạt
Lãnh đạo các bệnh viện than phiền vẫn tự chủ... nửa vời, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ lập tức cắt ngang giải đáp.
Kiểm tra tài sản không có vùng cấm, kể cả ủy viên Bộ Chính trị
Không có vùng cấm trong việc kiểm tra, giám sát tài sản, trong đó gồm cả ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Ban Bí thư.
Hương Quỳnh
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon