Phó Thủ tướng: Nỗ lực vượt khó, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực

XEM CLIP:

Sáng 22/5, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trình bày báo cáo đánh giá bổ sung kết quả và tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) và ngân sách nhà nước năm 2022 và những tháng đầu năm 2023.

Khái quát tình hình KTXH những tháng cuối năm 2022, Phó Thủ tướng cho biết, trong bối cảnh rất khó khăn, chúng ta vẫn thực hiện được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Nhiều chỉ tiêu tốt hơn số đã báo cáo Quốc hội, như: GDP tăng 8,02% (đã báo cáo là 8%); GDP bình quân đầu người đạt 4.109 USD (báo cáo là 4.075 USD)…

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái. (Ảnh: QH)

Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế như nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong huy động, tiếp cận vốn, chi phí sản xuất kinh doanh tăng, thị trường sản phẩm xuất khẩu bị thu hẹp; những bất cập tích tụ kéo dài của các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp chưa được xử lý thực sự hiệu quả.

Từ đầu năm 2023 đến nay, trong điều kiện rất khó khăn, GDP quý I vẫn duy trì đà tăng trưởng nhưng không cao, chỉ đạt 3,32% so với cùng kỳ. Mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm, trong đó lãi suất cho vay bình quân giảm 0,7% so với cuối năm 2022.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các thị trường xuất khẩu lớn, truyền thống bị thu hẹp; nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng.

Phó Thủ tướng cho rằng, những hạn chế, bất cập nêu trên chủ yếu là do tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động nhanh, nhiều diễn biến chưa có tiền lệ, gây khó khăn, tạo áp lực lớn lên công tác chỉ đạo điều hành.

Ngoài ra, những tồn tại, yếu kém nội tại nền kinh tế kéo dài từ lâu đến nay mới dần bộc lộ rõ trong điều kiện khó khăn, nhất là các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, ngân hàng yếu kém.

Bên cạnh đó còn có một bộ phận cán bộ, công chức chưa quyết liệt, kịp thời, nhạy bén, bên cạnh đó có tâm lý né tránh, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, sợ sai…

Phiên khai mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV. Ảnh: QH

Trước bối cảnh trên, theo Phó Thủ tướng, các cấp ngành, địa phương phải nỗ lực vượt khó, khắc phục hạn chế, bất cập, phát huy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực.

Trong đó, phải thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt. Triển khai hiệu quả gói tín dụng nhà ở xã hội 120 nghìn tỷ đồng. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu tỷ lệ giải ngân năm 2023 đạt tối thiểu 95%…

Ngoài ra cần đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; đẩy nhanh tiến độ, kết thúc điều tra, truy tố để đưa ra xét xử các vụ án tham nhũng, tiêu cực.

“Nhiệm vụ thực hiện kế hoạch phát triển KTXH trong thời gian tới là rất nặng nề; đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa, tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần đổi mới sáng tạo, tự lực, tự cường, củng cố, tăng cường niềm tin của Nhân dân vào Đảng, Nhà nước”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Lấy phiếu tín nhiệm giúp cán bộ ‘tự soi, tự sửa’

Lấy phiếu tín nhiệm giúp cán bộ ‘tự soi, tự sửa’

"Trên cơ sở kết quả phiếu, cán bộ tự soi, tự sửa. Nếu kết quả phiếu tín nhiệm cao là động lực động viên cán bộ hăng hái tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ…”, bà Nguyễn Thị Thanh, Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội nói.

Đại biểu Quốc hội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh trước phiên khai mạc

Đại biểu Quốc hội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh trước phiên khai mạc

Sáng 22/5, trước phiên khai mạc kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các đại biểu Quốc hội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Adblock test (Why?)

Previous
Next Post »
Thanks for your comment