Đầu năm 1981, chỉ 2 ngày sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ R. Reagan đã triệu tập Giám đốc CIA W. Casey và chỉ thị ông này "có những biện pháp mạnh để giáng cho Liên Xô những đòn tổn thất nặng nề".
Reagan nói với Casey rằng "sau đó, ta (Mỹ) sẽ nắm quyền kiểm soát và hướng diễn biến sự kiện trong xã hội và nhà nước (Liên Xô) theo ý ta". Tiếp sau đó, vị tổng thống Mỹ lần lượt kí ban hành một loạt Sắc lệnh mật về an ninh quốc gia (NSDD) chỉ đạo CIA tiến hành các hoạt động chống phá Liên Xô.
Tổng thống Ronald Reagan và giám đốc CIA William Casey. |
Theo các sắc lệnh trên, CIA là cơ quan chủ đạo phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh không tuyên bố này. Và cuộc đối đầu của Mỹ với Liên Xô chuyển sang giai đoạn mới về chất, khi thay vì tình báo thực hiện mà chính quyền làm ra vẻ không biết, thì nay các quan chức ở Washington chính thức nắm quyền lãnh đạo, điều hành các hoạt động phá hoại này.
Mở màn cho chiến dịch tiến công vào Liên Xô là các hoạt động nhằm làm tê liệt hệ thống tổ chức KGB (Ủy ban An ninh quốc gia Liên Xô) hoạt động ở nước ngoài. Giai đoạn hai, chuyển sang tấn công KGB ngay trên lãnh thổ Liên Xô.
Cuối năm 1981, lãnh đạo cao cấp CIA tiến hành hàng loạt các cuộc trao đổi ý kiến với đại diện tình báo Anh, Canada, Pháp, Tây Đức, Italia, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Israel, Sudan, Morocco, Senegal... Nội dung chủ yếu xoay quanh việc phối hợp hành động của "cộng đồng tình báo" trong "cuộc chiến chống Xô-viết".
Kết quả thật tức thời và "khả quan": Chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm (từ tháng 1 đến tháng 10/1983), có đến 107 công dân Liên Xô làm việc trong các cơ quan Liên Xô ở các nước phương Tây bị buộc tội hoạt động phạm pháp và bị trục xuất. Riêng tại Pháp, 47 người bị trục xuất, trong đó có 27 nhân viên KGB và 7 nhân viên GRU – Tổng cục Tình báo quân đội.
Tất nhiên, đây là hành động có chủ định và được phối hợp chặt chẽ của tình báo phương Tây. Mục đích là tạo điều kiện cho CIA và đồng minh dễ dàng tiến hành công tác tuyển mộ công dân Liên Xô đang công tác ở nước ngoài, đồng thời mở rộng mạng lưới gián điệp của họ trên lãnh thổ Liên Xô khi các điệp viên được tuyển mộ trở về Tổ quốc.
Hoạt động này được tiến hành một cách công khai. Chỉ trong các năm 1981-1983, cơ quan có trách nhiệm của Liên Xô đã ghi nhận được 300 trường hợp tình báo phương Tây tiến hành khai thác, tiếp cận nhằm tuyển mộ công dân Liên Xô. Trong đó, ngoài Mỹ và các nước Tây Âu, trọng tâm tuyển mộ dần chuyển sang các nước thuộc thế giới thứ 3.
Đối tượng chủ yếu nhằm vào: Những người được gọi là "nhân tố mang bí mật quốc gia"; những người trong tương lai có khả năng ảnh hưởng tới việc hoạch định chính sách đối nội, đối ngoại của Liên Xô; công dân Liên Xô làm việc trong các tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện Liên Xô ở nước ngoài, đặc biệt những người sống và làm việc xa cơ quan "mẹ"; công dân Liên Xô đi du lịch, công tác, hội thảo khoa học, tu nghiệp, chữa bệnh...
Thủ đoạn được áp dụng rất đa dạng từ mua chuộc, cài bẫy (bằng tiền, sắc đẹp, quà tặng...), tác động thần kinh, tác động tâm lí đến ép buộc, khống chế. Phương châm của họ là "buổi sáng đưa tiền, buổi tối giao nhiệm vụ gián điệp; buổi tối đưa tiền, buổi sáng đưa bí mật quốc gia".
Có thể nói, đầu những năm 1980 là giai đoạn tình báo Mỹ đẩy mạnh hoạt động để đánh vỗ mặt Liên Xô. Tuy nhiên, phần lớn âm mưu của CIA đã bị phá sản trước con mắt tinh tường của các chiến sĩ phản gián thuộc Uỷ ban An ninh quốc gia Liên Xô.
Mãi đến những năm sau này, khi Gorbachev và các đồng sự của ông ta “bỏ rơi” các cơ quan tình báo từng đảm bảo vững chắc sự bình yên cho đất nước Xô-viết, thì các đối thủ của KGB mới đạt được ý đồ của họ.
Nguyên Phong
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon