Các động thái mới cho thấy, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang phải nhờ cậy tới người tiền nhiệm Nicolas Sarkozy giúp đối phó với làn sóng biểu tình.
Quỹ từ thiện của ông Trump buộc phải giải thể
Ngày này năm xưa: Thảm kịch đường thủy kinh hoàng nhất lịch sử
Theo tờ Le Figaro, ông Macron, người được đông đảo coi là một chính khách cánh tả, đã có mời ông Sarkozy, cựu tổng thống cánh hữu tới Điện Elysee gặp gỡ và dùng bữa trưa vào ngày 7/12. Hai người sau đó đã thảo luận về tình hình trật tự ở nơi công cộng cũng như quyết định mới công bố gần đây của tổng thống đương nhiệm về miễn thuế đối với việc làm thêm giờ.
Tổng thống Macron và người tiền nhiệm Sarkozy đang duy trì quan hệ thân thiết. Ảnh: NDTV |
Gần một tuần sau cuộc tiếp xúc trên, ngày 16/12, ông Macron đã cử ông Sarkozy tới Tbilisi (Grudia) để đại diện Pháp tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức của tân Tổng thống Grudia Salome Zurabishvili.
Lí do chính thức cho lựa chọn trên là, ông Sarkozy từng đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Nga và Grudia trong cuộc chiến 7 ngày năm 2008. Song, theo hãng thông tấn Reuters, quyết định vẫn gây náo động chính trường Pháp.
Một số nguồn tin thân cận cựu tổng thống nhận định, các động thái của ông Macron nhằm lấy lòng các cử tri cánh hữu ở Pháp, những người đã sốc nặng trước hình ảnh các xe hơi bị đốt cháy ở nhiều khu vực trung tâm Paris cũng như các nỗ lực xoa dịu người biểu tình bằng những tờ rơi tốn kém.
Thượng nghị sĩ Francois Patriat, một đồng minh thân cận của ông Sarkozy nói, rõ ràng Tổng thống Macron hiểu rõ các lợi ích chính trị có thể khai thác từ người tiền nhiệm và đang tìm cách gây tổn hại cho Laurent Wauquiez, người đứng đầu phe Cộng hòa, đảng đối lập lớn nhất mà ông Sarkozy là thành viên.
Một số nhà quan sát khác chỉ ra rằng, liên minh với lãnh đạo chính phủ đương nhiệm cũng có lợi cho cả cựu tổng thống. Nhiều người tin, ông Sarkozy vẫn còn các tham vọng chính trị và việc bắt tay với Tổng thống Macron sẽ giúp ông quay lại tâm điểm chú ý.
Một quan chức giấu tên tiết lộ, hai nhà lãnh đạo đang duy trì mối quan hệ "thân thiết và tôn trọng lẫn nhau". Theo Reuters, ông Sarkozy luôn tránh chỉ trích người kế nhiệm, trái ngược hẳn với cựu Tổng thống Francois Hollande, người giữ vai trò lãnh đạo chính phủ Pháp trong giai đoạn 2012 - 2017 và thường xuyên công khai bất đồng với các chính sách của ông Macron.
Tuy nhiên, giới phân tích hiện vẫn chưa rõ chính xác liên minh chính trị Macron - Sarkozy sẽ giúp dẹp bỏ làn sóng biểu tình bạo động trên khắp nước Pháp như thế nào.
Tuấn Anh
Người biểu tình Pháp chiếm đường cao tốc, đốt phá trạm thu phí
Đám đông biểu tình ở Pháp chiếm đóng nhiều tuyến cao tốc, đốt phá các trạm thu phí, gây hỗn loạn giao thông nghiêm trọng vài ngày trước Giáng sinh.
Ông Trump 'chê' Pháp, Trung Quốc
Thông điệp mới đăng tải trên Twitter của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến nhiều người Pháp cảm thấy tức giận và có phản ứng dữ dội.
Thú nhận cay đắng của Thủ tướng Pháp
Thủ tướng Pháp cay đắng thừa nhận, chính phủ nước này đã phạm sai lầm khi đối phó với các cuộc biểu tình rầm rộ của phong trào Áo vàng.
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon