Không bồi thường VCPMC 3,3 tỷ đồng, Sky Music bị kiện ra toà

VCPMC đang hoàn tất hồ sơ thông tin đến cơ quan công an về vụ việc Công ty Cổ phần Sky Music có dấu hiệu tội phạm theo Điều 225 Bộ luật Hình sự, đề nghị cơ quan công an khởi tố vụ án hình sự về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đối với Công ty Cổ phần Sky Music.

Nữ MC Thể thao Việt hot nhất AFF Cup 2018 lên báo Hàn

Lệ Quyên: 'Cuộc sống bình yên đến đâu cũng có góc khuất làm mình hụt hẫng'

H’Hen Nie tiết lộ hậu trường chưa từng biết về Hoa hậu Hoàn vũ 2018

Ngày 19/12 tại Hà Nội, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đã có buổi họp báo thông báo về hành vi xâm phạm quyền tác giả và việc bảo vệ quyền tác giả âm nhạc, đặc biệt là những sai phạm của Sky Music.

Theo ông Đinh Trung Cẩn, Tổng Giám đốc VCPMC, thời gian qua, VCPMC đã tập trung rà soát các vụ việc để xử lý vi phạm ở một số lĩnh vực nổi cộm: biểu diễn, website, ứng dụng (app)…

Năm 2018, VCPMC đã tiến hành các công việc phát hiện hành vi xâm phạm quyền, thu thập tài liệu và chứng cứ vi phạm, lập vi bằng, gửi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền tác giả ở nhiều lĩnh vực đến các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, VCPMC đã gửi cảnh báo và báo cáo vi phạm về quyền tác giả đối với nhiều website, ứng dụng (app) nhạc, các bản ghi (link) vi phạm quyền tác giả, đã gỡ trên 2.000 link vi phạm.

“Một trong các vụ việc vi phạm quyền tác giả nổi cộm là vụ việc Công ty Cổ phần Sky Music tự ý sử dụng số lượng lớn các tác phẩm âm nhạc của các tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả là thành viên VCPMC, để kinh doanh dịch vụ cung cấp giải pháp phát nhạc với tên gọi X-Music Station”, ông Đinh Trung Cẩn nhấn mạnh.

Không bồi thường VCPMC 3,3 tỷ đồng, Sky Music bị kiện ra toà
Theo ông Đinh Trung Cẩn, Tổng Giám đốc VCPMC, thời gian qua, VCPMC đã tập trung rà soát các vụ việc để xử lý vi phạm ở một số lĩnh vực nổi cộm: biểu diễn, website, ứng dụng (app)… 


Theo ông Đinh Trung Cẩn, nhằm thực hiện việc kinh doanh, phân phối bản ghi, một mặt, Sky Music đã cố ý đưa thông tin sai lệch đến người sử dụng là “có bản quyền” gồm: quyền liên quan của ca sĩ, nhà sản xuất và cả quyền tác giả; mặt khác, Sky Music không thực hiện quy định xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả là thành viên VCPMC khi sử dụng tác phẩm âm nhạc, bao gồm cả nhạc Việt Nam và nhạc nước ngoài.

Tuy nhiên, theo ông Đinh Trung Cẩn, phía Sky Music không có bản quyền tác giả như họ thông báo "có bản quyền", việc cố tình "mập mờ" như vậy là có dấu hiệu lừa dối. Đây là yếu tố bất lợi và rủi ro với người sử dụng trong trường hợp người sử dụng bị chính các tác giả hoặc VCPMC khởi kiện do hành vi sử dụng tác phẩm mà không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Ngoài ra, Sky Music còn có dấu hiệu gian dối khi tự ý lập bảng phân phối, phân chia tiền nhuận bút với mức rất thấp mà không có bất kỳ sự cho phép nào của tác giả… Trong biên bản làm việc hồi tháng 5, SkyMusic đồng ý dừng khai thác tác phẩm, bồi thường thiệt hại cho VCPMC 3,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty sau đó bất hợp tác.

Không bồi thường VCPMC 3,3 tỷ đồng, Sky Music bị kiện ra toà
 VCPMC đang hoàn tất hồ sơ thông tin đến cơ quan công an về vụ việc Công ty Cổ phần Sky Music có dấu hiệu tội phạm theo Điều 225 Bộ luật Hình sự, đề nghị cơ quan công an khởi tố vụ án hình sự về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đối với Công ty Cổ phần Sky Music.

"Căn cứ các quy định của pháp luật, căn cứ các tài liệu, chứng cứ thu thập được, qua bước đầu xác minh thông tin và lấy ý kiến của các tác giả thành viên, VCPMC đủ cơ sở để xác định: Sky Music có hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định tại Điều 20 và Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ; hành vi của Sky Music là cố ý và rất nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu quyền tác giả; vụ việc Sky Music có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Điều 225 Bộ luật Hình sự", ông Cẩn khẳng định.

VCPMC cũng đã gửi thông tin về hành vi xâm phạm quyền tác giả của Sky Music đối với các tác phẩm âm nhạc, bao gồm cả nhạc Việt Nam và nhạc quốc tế, đến Liên minh CISAC và các tổ chức quản lý tập thể quyền nước ngoài (CMOs) đã ký thỏa thuận ủy quyền song phương với VCPMC.

Hiện nay, một số tổ chức quản lý tập thể quyền của Anh (PRS), Úc (APRA), Canada (SOCAN), Hàn Quốc (KOMCA)… đã gửi văn bản xác nhận trong đó nêu rõ việc các CMOs không ủy quyền cho Sky Music, đồng thời yêu cầu Sky Music chấm dứt ngay vi phạm cũng như chấm dứt ngay hành vi đánh tráo khái niệm, xuyên tạc “bản quyền”.

Mới đây theo Nghị quyết của Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 8 tại Hà Nội ngày 29/11/2018 đã biểu quyết và nhất trí 100% để ban hành Nghị quyết chuyên đề số 03/NQ-HNS ngày 29/11/2018 về việc bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam của VCPMC.

Cụ thể, Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam yêu cầu VCPMC với quyền hạn và trách nhiệm của một tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan trực thuộc Hội Nhạc sĩ Việt Nam, tiến hành ngay các biện pháp pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền tác giả. Trong trường hợp cần thiết VCPMC yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý bằng pháp luật đối với những hành vi xâm phạm quyền tác giả của Công ty cổ phần Sky Music.

Về phía Sky Music, người đứng đầu đơn vị này, ông Phạm Hà Anh Thuỷ lại cho rằng những cáo buộc của VCPMC là không đúng. Ông Thuỷ khẳng định công ty thực hiện đúng luật bản quyền, thu phí theo tần suất đúng quy định.

Hiện tại, Sky Music cũng đã gửi đơn kiện VCPMC về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bôi nhọ danh dự công ty lên Tòa án Nhân dân TP.HCM.

Tình Lê 

Previous
Next Post »
Thanks for your comment