Ngày này năm xưa: Cái chết của "bông hồng nước Anh"

Ngày 31/8/1997, Công nương Diana, người được mệnh danh là "bông hồng nước Anh" đã qua đời sau vụ tai nạn xe hơi kinh hoàng tại hầm chui Pont de l'Alma ở Paris, Pháp.

Tai nạn vào lúc nửa đêm

Ngày này năm xưa: Cái chết của 'bông hồng nước Anh'
Công nương Diana. Ảnh: Reuters

Trước đó vào ngày 30/8, Công nương Diana (36 tuổi) đã cùng với bạn trai Dodi Fayed, con trai của tỷ phú Ai Cập Mohamed Al-Fayed (chủ sở hữu khách sạn Ritz), đáp máy bay riêng từ Sardinia đến Paris. Tối cùng ngày, Henri Paul, đội phó đội an ninh của khách sạn Ritz nhận lệnh lái chiếc Mercedes S-280 chở Công nương rời khỏi khách sạn qua cổng phụ trên đường Rue Cambon để tránh các tay săn ảnh.

Theo Telegraph, tai nạn xảy ra khi chiếc Mercedes đi qua hầm chui bên cầu Alma với tốc độ lên tới 105 km/h. Chiếc xe đã lao vào bên phải hầm trước khi đâm vào một cột trụ vào khoảng 0h30 ngày 31/8.

Dodi Fayed (41 tuổi), và tài xế Henri Paul, đã tử vong ngay tại hiện trường, vệ sĩ Trevor Rees-Jones bị thương nặng nhưng vẫn sống sót trong khi Công nương Diana tử vong vài giờ sau khi được đưa tới một bệnh viện gần đó.

Kết luận của các nhà điều tra

Ngày này năm xưa: Cái chết của 'bông hồng nước Anh'
Chiếc xe gặp nạn. (Ảnh: Telegraph)

Các cuộc điều tra do giới chức Anh và Pháp thực hiện tin rằng, tài xế Paul phải chịu trách nhiệm cho vụ tai nạn. Anh ta đã mất kiểm soát khi lái xe vào đường hầm vì uống rượu say, dùng thuốc chống trầm cảm.

Sau đó, vào tháng 4/2008, ban hội thẩm của Tòa án Tư pháp Hoàng gia Anh tại London, kết luận Công nương Diana và Dodi là nạn nhân của một "giết người phi pháp" bởi "sự cẩu thả" của tài xế Henri Paul, và các thợ săn ảnh bám theo chiếc Mercedes cũng phải chịu trách nhiệm một phần. Ngoài ra, ban hội thẩm cũng cho rằng Công nương Diana và Dodi có lẽ đã sống sót nếu họ cài dây bảo hiểm.

Tuy nhiên, kết luận của các nhà điều tra vẫn chưa làm hài lòng những người quan tâm và các giả thuyết âm mưu quanh cái chết của Công nương Diana, như có sự liên quan của Cục Tình báo mật Anh (MI6) hay Henri Paul đã được trả tiền để cố tình gây tai nạn vẫn dai dẳng đến ngày nay.

Phản ứng của Hoàng gia Anh

Ngày này năm xưa: Cái chết của 'bông hồng nước Anh'
Hoàng tử William, Hoàng tử Harry cùng cha và ông nội tham gia lễ tang của mẹ. (Ảnh: Telegraph)

Công chúng đã tỏ ra giận dữ khi Hoàng tử William và Hoàng tử Harry vẫn đi lễ nhà thờ tại Balmoral như thường lệ vài giờ sau khi nghe tin mẹ của họ qua đời. Một số người thậm chí còn cáo buộc Nữ hoàng Anh đã ở lại Scotland quá lâu và không lập tức quay lại London khi không khí tang thương bao trùm khắp thủ đô.

Hoàng gia Anh đã dành 1 tuần để làm lễ tang và tưởng nhớ Công nương Diana. Thi thể của bà được đặt trong một quan tài bằng đá và hơn 2,5 triệu người đã đứng bên các con phố để tiễn đưa bà. Lộ trình bắt đầu từ nhà thờ Hoàng gia, xuống đại lộ trung tâm, trước khi vào Tu viện Westminster. Bà được an táng tại quê nhà tại Althorp.

Nước Anh đau buồn

Ngày này năm xưa: Cái chết của 'bông hồng nước Anh'
Người dân đặt hoa bên ngoài Điện Kensington. (Ảnh: Telegraph)

Sau cái chết của Công nương Diana, tất cả trang báo tại nước Anh và trên toàn thế giới miêu tả những con phố trên khắp thủ đô đều ngập trong nước mắt. Sự ra đi của Công nương Diana đã khiến mọi người vô cùng đau đớn.

Hàng ngàn người dân London đã mang hoa tới đặt bên ngoài cung điện Kensington một tiếng sau khi nghe tin về vụ tai nạn. Trong khi đó, người dân tại thủ đô Paris đã kéo tới hiện trường vụ tai nạn và bệnh viện nơi bà qua đời để tưởng nhớ "bông hồng nước Anh".

Ngày này năm xưa: Cái chết của 'bông hồng nước Anh'
Công chúng tiếc thương trước sự ra đi của Công nương Diana. (Ảnh: Reuters)

Theo trung tâm nghiên cứu tự tử của đại học Oxford, trong suốt 4 tuần sau đám tang của bà, tỷ lệ tự tử tại Anh và xứ Wales đã tăng lên 17%, các vụ tự làm tổn thương bản thân cũng tăng 44,3%. Trong số các vụ tự hại, có tới 45% phụ nữ trong độ tuổi 25-44. Nhiều người trong số họ cảm thấy có điểm tương đồng với Công nương Diana như cùng ngày sinh hay có con mất vì tai nạn giao thông.

Sự tiếc thương của người dân dành cho Công nương Diana cũng ảnh hưởng tới kinh tế nước Anh. Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Kinh tế Anh ước tính, tỷ lệ bán lẻ đã giảm 1% trong tuần diễn ra tang lễ.

Sầm Hoa

Ngày này năm xưa: Đức đả bại Nga, xoay chuyển thế chiến

Ngày này năm xưa: Đức đả bại Nga, xoay chuyển thế chiến

Trận chiến Tannenberg năm 1914 đã mang lại chiến thắng cho quân đội Đức trước Nga, góp phần thay đổi cục diện Thế chiến 1.

Ngày này năm xưa: Siêu bão hủy diệt tấn công Mỹ

Ngày này năm xưa: Siêu bão hủy diệt tấn công Mỹ

Ngày 29/8/2005, siêu bão Katrina đổ bộ vào nước Mỹ, tàn phá 5 bang ven Vịnh Mexico và gây ra thảm họa thiên nhiên khủng khiếp nhất lịch sử nước này.

Ngày này năm xưa: Thảm họa đẫm máu ở hội chợ hàng không

Ngày này năm xưa: Thảm họa đẫm máu ở hội chợ hàng không

Ba chiến đấu cơ biểu diễn đâm vào nhau rồi lao vào đám đông làm tổng cộng 70 người chết ngay trước mắt 300.000 khán giả.

Ngày này năm xưa: Cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhất lịch sử thế giới

Ngày này năm xưa: Cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhất lịch sử thế giới

Ngày 27/8/1896 ghi dấu cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhất trong lịch sử thế giới, chỉ diễn ra trong vẻn vẹn 38 phút giữa Anh và Zanzibar.

Ngày này năm xưa: Vụ giết người chấn động New York

Ngày này năm xưa: Vụ giết người chấn động New York

Jennifer Levin, 18 tuổi, được tìm thấy chết ở công viên trung tâm thành phố New York ngày 26/8/1986. Hung thủ chính là người tình điển trai của cô.

Previous
Next Post »
Thanks for your comment