Bỏ 6 Tổng cục, giảm 125 Cục còn 58: Bộ Công an đi tiên phong

 - Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, với việc bỏ 6 tổng cục và nhiều cục, phòng bên trong, Bộ Công an đã tiên phong, gương mẫu đi đầu trong sắp xếp và tinh giản bộ máy.

Trả lời báo chí tại họp báo thường kỳ Chính phủ tối qua về việc thực hiện Nghị quyết TƯ 6 về tinh gọn bộ máy, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, việc rà soát bổ sung, sửa đổi luật Tổ chức Chính phủ và luật Tổ chức Chính quyền địa phương được Chính phủ quan tâm thảo luận tại phiên họp Chính phủ.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 10 để cụ thể hóa tinh thần của Nghị quyết TƯ Đảng. Trong lộ trình này, Chính phủ giao cho Bộ Nội vụ là cơ chủ trì xem xét, rà soát lại những thể chế với sự tham gia rất tích cực của Bộ Tư pháp và các cơ quan khác.

Bỏ 6 Tổng cục, giảm 125 Cục còn 58: Bộ Công an đi tiên phong
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng

Trên cơ sở sửa đổi những luật nói trên và sau này Nghị định quy định cụ thể các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh thì mới cụ thể hóa việc sáp nhập, hợp nhất theo tinh thần của Nghị quyết 18.

Trong đó có thể xem xét thí điểm những nơi có điều kiện hợp nhất, như Sở GTVT và Sở Xây dựng, cơ quan Kiểm tra của Đảng và cơ quan Thanh tra Nhà nước.

Không đặt vấn đề xem xét sáp nhập bộ

“Các cơ quan chức năng và Bộ Nội vụ đang xem xét, nghiên cứu cụ thể, sau đó sẽ tổ chức thí điểm, không làm nóng vội. Nhưng những gì có thể làm được ngay thì tinh thần chỉ đạo của Tổng bí thư là phải làm ngay.

Trong thực tiễn, tổ chức chúng ta đang vướng về luật pháp hoặc các văn bản điều chỉnh chưa hợp lý, hoặc trong quá trình thực hiện chưa có luật thì tinh thần của Bộ Chính trị và TƯ Đảng là cho thí điểm”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Theo ông, đây là việc rất cần có sự tham gia của cả bộ máy chính trị với sự quyết tâm cao, quyết liệt để sắp xếp, tinh giản bộ máy và Bộ Công an là Bộ tiên phong, gương mẫu đi đầu.

Chủ nhiệm VPCP dẫn lại việc Bộ Công an có 6 Tổng cục, hiện nay không còn Tổng cục nào, 125 Cục nay còn 58, sáp nhập 20 Sở PCCC về Công an tỉnh, tinh giản được hơn 1.000 phòng thuộc các cục, đơn vị cấp cục.

“Theo tinh thần Nghị quyết TƯ là không đặt vấn đề xem xét sáp nhập bộ, vì đây là vấn đề lớn. Việc cụ thể hóa sáp nhập như thế nào, các tỉnh đăng ký làm. Lúc đấy chúng ta sẽ cụ thể hóa và sáp nhập, ngay cả việc đổi dấu, đổi tên, thống nhất tên, chức năng, nhiệm vụ như thế nào”, Bộ trưởng nói.

Ông lấy ví dụ khi 1 cơ quan Kiểm tra của Đảng sáp nhập, hợp nhất với cơ quan Thanh tra Nhà nước, thống nhất một thủ trưởng, một dấu. Khi giải quyết công việc liên quan đến Kiểm tra của Đảng thì áp dụng theo quy định của Điều lệ Đảng, khi xử lý vấn đề liên quan đến thanh tra thì áp dụng luật Thanh tra.

“Hiện nay tất cả đều chưa đi vào cụ thể, mọi vấn đề đang chuẩn bị để báo cáo Trung ương”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thông tin.

Ấn tượng thật: Bỏ 6 Tổng cục Bộ Công an

Ấn tượng thật: Bỏ 6 Tổng cục Bộ Công an

Bộ máy Bộ Công an được sắp xếp, thay đổi lần này mang lại bước chuyển lớn, ấn tượng thật sự cho hệ thống hành chính nước ta.

Bộ trưởng Nội vụ: Bộ Công an bỏ tổng cục, địa phương mạnh dạn sáp nhập

Bộ trưởng Nội vụ: Bộ Công an bỏ tổng cục, địa phương mạnh dạn sáp nhập

Bộ trưởng Nội vụ nhận định việc Bộ Công an bỏ cấp tổng cục là một quyết định rất mạnh dạn, cho thấy thực tế việc dù khó cũng làm được.

Trung bình cứ 9 người dân nuôi 1 cán bộ nhà nước

Trung bình cứ 9 người dân nuôi 1 cán bộ nhà nước

Theo tính toán của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, bình quân cứ 9 người Việt Nam phải nuôi 1 người làm việc và hưởng tiền từ ngân sách nhà nước.

Bộ trưởng, chủ tịch tỉnh vào Quốc hội hết, lấy ai chất vấn?

Bộ trưởng, chủ tịch tỉnh vào Quốc hội hết, lấy ai chất vấn?

GS.TS Nguyễn Hữu Khiển, nguyên Phó giám đốc Học viện Hành chính quốc gia đề nghị nghiên cứu hạn chế việc bộ trưởng, chủ tịch tỉnh làm ĐBQH.

Điều động, bổ nhiệm nhiều tướng lĩnh Công an

Điều động, bổ nhiệm nhiều tướng lĩnh Công an

Bộ Công an vừa tổ chức công bố quyết định điều động, bổ nhiệm 6 cơ quan Công an trung ương, địa phương.

Thu Hằng 

Previous
Next Post »
Thanks for your comment