- Bệnh ung thư phổi có được cải thiện hay nặng thêm một phần là ở chế độ ăn uống. Do đó, bạn cần có những thực đơn hữu ích cho bữa ăn hàng ngày, có lợi cho việc chữa trị bệnh ung thư phổi. Dưới đây là một số món ăn có tác dụng tốt cho người bị ung thư phổi.
Bệnh nhân ung thư phổi thường xuất hiện các triệu chứng ho, nhiều đờm. Có thể ăn củ cải, măng, lê, tỳ bà… Củ cải và hạt cải là các vị thuốc thường dùng trong đông y. Hạt cải gọi là “la bạc tử” có tác dụng giải đờm, tiêu thực.
Nếu là ho khan, không có đờm, nên ăn những thực phẩm có tác dụng nhuận phế, như lê, mật ong, mộc nhĩ trắng... Có thể ăn ngó sen tươi hoặc uống nước ngó sen có tác dụng rất tốt. Quả hồng, sò biển có tác dụng phụ trợ điều trị ho ra máu. Lấy hoa đậu tằm pha trà uống cũng rất tốt, có tác dụng khai vị.
Món súp vịt già được nấu từ vịt, thịt chân giò hun khói, có tác dụng tốt với bệnh nhân ung thư phổi. Vịt dưỡng âm, thích hợp với người âm hư. Thịt chân giò hun khói có lợi cho việc phục hồi sức khoẻ. Măng còn có tác dụng tiêu đờm. Hơn nữa, món này có hương vị tươi ngon, có thể tự làm tại nhà, nhưng không được nấu quá béo, dễ ảnh hưởng đến tiêu hoá.
Đông trùng hạ thảo nấu vịt là món ăn tốt cho người ung thư phổi. Đông trùng hạ thảo có tác dụng ích khí bổ âm, bổ ích phế, gan, thận.
Sa sâm ngọc trúc nấu với vịt
Nguyên liệu: Sa sâm 30g, ngọc trúc 30g, nửa con vịt hoặc một con, muối ăn, hành, gừng, mỗi thứ một ít.
Cách nấu: Vịt làm sạch, mổ lấy đồ lòng ra; sa sâm, ngọc trúc rửa sạch, bỏ chung vào nồi nấu với vịt, thêm nước lã, muối ăn, hành, gừng vừa phải đun lửa liu riu trên một giờ cho đến khi vịt chín.
Nước xuyên bối ngọc trúc
Nguyên liệu: Xuyên bối từ 9g , ngọc trúc 15g, đường phèn 25g.
Cách nấu: Để xuyên bối, ngọc trúc, đường phèn vào nồi đất, đổ thêm nước sạch vào nấu cho sôi lên. Để ấm uống mỗi ngày 2 lần, uống lâu sẽ có hiệu nghiệm.
Hồng táo hầm cá lóc
Nguyên liệu: 1 con cá lóc, hồng táo 3 quả, gừng sống 2 miếng.
Cách nấu: Mổ bụng cá tươi lấy ruột, rửa sạch, để vào nồi đất, đổ thêm 7 chén nước vào, bỏ hồng táo và gừng sống vào nồi, nấu với lửa liu riu, còn khoảng 2 chén nước bắc nồi xuống. Ăn sáng và chiều, một tuần ăn 3 lần.
Hoài sơn, bách hợp chưng với lươn
Nguyên liệu: Lươn từ một tới hai con (khoảng 250g), hoài sơn dược 30g, bách hợp 30g, muối ăn, bột ngọt, chút ít hành gừng.
Cách nấu: Mổ bụng lươn lấy ruột ra, rửa sạch, cắt thành khúc dài, bỏ vào tô cùng với bách hợp, hành, gừng, đặt tô vào nồi chưng cho chín. Trước khi ăn có thể thêm bột ngọt. Ăn tuỳ thích.
Canh thịt nạc
Nguyên liệu: Bạch cập 30g, ý dĩ nhân 20g, thiên hoa phấn 16g, bạch anh 18g, ngư tinh thảo 30g.
Cách nấu: Cho dược liệu cùng 3 bát nước, ninh kỹ chắt lấy nước, thịt nạc 100g thái miếng cho vào nấu cùng với nước thuốc rồi ăn như canh.
Cá trích nấu củ cải
Nguyên liệu: Cá trích sống 1 con (nặng 300g) củ cải 200g, muối ăn, bột ngọt, hành, gừng, mỗi thứ một chút.
Cách nấu: Mổ bụng cá, lấy hết đồ lòng, để nguyên vảy, củ cải gọt vỏ, cắt thành cục, bỏ chung vào nồi, thêm muối, hành, gừng, nước nấu chung, lửa riu riu, nấu chín, thêm chút bột ngọt vào là ăn được.
Ngoài những món ăn bổ dưỡng trên, bạn có thể tìm hiểu và tham khảo thêm những món ăn khác từ những bệnh nhân đã chữa khỏi ung thư phổi.
Thái Hậu (tổng hợp)
Bệnh ung thư phổi được hiểu như thế nào?
Ung thư phổi là căn bệnh xuất hiện một khối u ác tính được mô tả qua sự tăng sinh tế bào không thể kiểm soát trong các mô phổi.
Những quan niệm sai lầm về bệnh ung thư phổi
Những kiến thức về bệnh ung thư phổi được rất ít người quan tâm và hiểu đúng, thậm chí là hiểu sai lệch hoàn toàn khiến bệnh ngày càng trầm trọng và khó điều trị.
Người mắc bệnh ung thư phổi nên kiêng gì?
Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong cao. Ngoài những biện pháp điều trị theo y khoa, bạn cũng nên biết những thực phẩm, thói quen không có lợi cho bệnh nhân ung thư phổi.
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon