Xin gần 166,8 tỷ đền bù cho dân do nâng cấp đường

 - Chính phủ kiến nghị UB Thường vụ QH cho phép sử dụng 166,793 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ để chi trả bồi thường thiệt hại 35.814 hộ dân bị ảnh hưởng từ 31 dự án nâng cấp, mở rộng đường.

Sáng nay, UB Thường vụ QH cho ý kiến tờ trình của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường cho nhà ở, công trình nằm ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng bị ảnh hưởng do quá trình thi công xây dựng các dự án nâng cấp, mở rộng QL1 đoạn Thanh Hoá - Cần Thơ và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, qua số liệu tổng hợp sơ bộ ước tính có khoảng 35.814 hộ dân bị ảnh hưởng từ 31 dự án nâng cấp, mở rộng đường với dự kiến kinh phí đền bù nằm ngoài trách nhiệm bảo hiểm do chủ đầu tư mua khoảng 166,793 tỷ đồng.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể,Lê Thị Nga,Tòng Thị Phóng
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể

Đó là 15 dự án nâng cấp, mở rộng QL 1 đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ, 3 dự án nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên sử dụng vốn Trái phiếu Chính phủ và 13 dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng QL 1 đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ theo hình thức BOT.

Nguyên nhân thi công gây thiệt hại cho nhà ở, công trình của các hộ dân do các hạng mục công trình giao thông có tính chất đặc thù, công trình trải dài theo tuyến và thường phải sử dụng các máy móc, thiết bị thi công có tải trọng lớn, tạo rung chấn, chấn động hoặc sức ép lên nền đất làm ảnh hưởng đến nhà dân 2 bên đường.

Do vậy, Chính phủ kiến nghị UB Thường vụ QH chấp thuận, cho phép sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ của các dự án nâng cấp, mở rộng QL 1 đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên để chi trả bồi thường thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng từ các dự án này.

Không dùng ngân sách để đền bù

Chủ nhiệm UB Văn hoá - Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình đồng tình việc phải đền bù cho dân, nhưng băn khoăn: “Trách nhiệm ở đâu và tiền ở đâu để đền bù?”.

Ông Bình đề nghị Bộ Xây dựng làm rõ khi lập dự án có tính đến vấn đề 2 bên đường hay bất chấp việc ảnh hưởng nhà dân? Theo ông, vấn đề này phải được đặt ra khi thực hiện dự án, phải hình dung hết trách nhiệm từ đầu chứ không phải xong hết rồi lại bảo do tiết kiệm, hay một lý do khác....

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể,Lê Thị Nga,Tòng Thị Phóng
Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga

Đồng tình, Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng phải xác định được lỗi trong việc này. “Nếu Chính phủ cam kết cứ để cho nhà thầu làm, ảnh hưởng đến nhà dân thì lúc ấy trách nhiệm thuộc Chính phủ. Nếu không có thoả thuận ấy thì nhà thầu phải chịu, không thoả thuận được thì ra toà” - bà Nga nói.

Giải trình trước Thường vụ QH, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh cho biết, bà nhất trí quan điểm đây là vấn đề dân sự, liên quan trực tiếp nhà thầu và người dân trực tiếp bị ảnh hưởng.

Nếu do nhà thầu tư vấn khảo sát, thiết kế, thẩm tra của cơ quan thẩm định dự án thì chủ thể gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường cho dân bằng kinh phí của đơn vị mình và giải pháp trước khi cam kết thi công đã được quy định.

Còn nếu như việc gây thiệt hại cho nhà ở công trình lân cận do sử dụng các công nghệ phổ biến hiện nay mà ngoài khả năng tính toán, dự báo của chủ đầu tư cũng như các nhà thầu thi công thì Bộ Xây dựng đã có văn bản thống nhất kiến nghị của Bộ GTVT sử dụng kinh phí GPMB của dự án để chi đền bù, hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng.

“Bộ Xây dựng cho rằng ở đây là trách nhiệm của bên nhà thầu và cơ quan thiết kế. Trách nhiệm của Bộ đã thể hiện đầy đủ qua các văn bản tham mưu”, Thứ trưởng Xây dựng khẳng định. 

Vai nào phải ra vai đó

Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng cũng nhấn mạnh, đã là quan hệ dân sự thì không thể dùng cơ quan khác giải quyết nên việc này không có căn cứ để Thường vụ QH quyết định chủ trương này.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể,Lê Thị Nga,Tòng Thị Phóng
Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng

Theo bà, việc này trước hết phải làm tròn trách nhiệm của cơ quan quản lý, giám sát hoạt động của các nhà thầu. Các đoàn ĐBQH tăng cường giám sát, hướng dẫn người dân thực hiện đúng pháp luật, khiếu nại đúng chỗ. Khi nào cực chẳng đã không làm dân yên tâm, hài lòng thì mới ra toà.

“Trong điều hành, tránh việc Thường vụ QH làm thay, can thiệp sâu vào những công việc điều hành cụ thể. Vai nào phải ra vai đó, Thường vụ QH quan sát và có thể giám sát trực tiếp nên cần khách quan khi nói vấn đề liên quan đến dân, đến tài chính ngân sách” - bà lưu ý

Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển khẳng định, việc đền bù do thi công dự án gây thiệt hại cho 35.814 hộ dân với số tiền sơ bộ là hơn 166,7 tỷ đồng cần được xử lý, giải quyết thấu đáo. Đây là trách nhiệm dân sự giữa nhà đầu tư, nhà thầu và người dân nên giải quyết theo luật dân sự.

“Vì là vấn đề dân sự, không thuộc hoạt động ngân sách nên không thuộc phạm vi giải quyết của ngân sách Nhà nước. Nếu cứ dùng ngân sách sẽ dẫn tới rất nhiều công trình khác cũng tạo tiền lệ không hợp lý”, Phó chủ tịch QH nhấn mạnh.

Điện Biên: 195 tỷ nâng cấp 3,3 km đường trung tâm

Điện Biên: 195 tỷ nâng cấp 3,3 km đường trung tâm

Điện Biên phê duyệt kinh phí 195 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng đường Võ Nguyên Giáp có chiều dài 3,3km. Đây là tuyến đường đắt nhất vùng Tây Bắc tính ở thời điểm hiện tại.

Chi gần 1 nghìn tỷ đồng cải tạo, nâng cấp QL 37

Chi gần 1 nghìn tỷ đồng cải tạo, nâng cấp QL 37

QL 37 đoạn nối từ QL 10 tới khu di tích đặc biệt Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm chính thức được khởi công.

Gần 12.000 tỷ nâng cấp 3 sân bay quốc tế trong nước

Gần 12.000 tỷ nâng cấp 3 sân bay quốc tế trong nước

Tổng công ty Cảng hàng không VN vừa kế hoạch đầu tư hơn 11.700 tỷ nâng cấp công suất khai thác 3 sân bay Cát Bi, Phú Bài, Chu Lai.

Chạy đua xin chia tách, nâng cấp đô thị

Chạy đua xin chia tách, nâng cấp đô thị

Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cảnh báo tình trạng các địa phương chạy đua xin chia tách, nâng cấp đô thị.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông tiếp tục chậm thêm 11 tháng

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông tiếp tục chậm thêm 11 tháng

Tiến độ chạy thử tàu của dự án đường sắt trên cao Cát - Linh Hà Đông sẽ lùi tiếp 11 tháng so với kế hoạch.

Thu Hằng

Previous
Next Post »
Thanks for your comment