- Áp thấp nhiệt đới hôm nay sẽ mạnh lên thành bão, đi vào biển Đông trở thành bão số 12 và có nguy cơ tác động trực tiếp đến Nam Bộ.
Tại cuộc họp ứng phó với áp thấp nhiệt đới sáng nay, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc TT Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, khu vực Nam biển Đông đang chịu tác động trực tiếp của một áp thấp nhiệt đới hình thành trong những ngày qua. Một cơn áp thấp mới có nguy cơ mạnh lên thành bão số 12 khi đi vào biển Đông trong hôm nay.
Áp thấp nhiệt đới cũ hiện còn cách Côn Đảo hơn 100km. Đến sáng mai sẽ nằm trên vùng biển phía nam Cà Mau. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.
Cùng lúc cả áp thấp nhiệt đới và bão số 12 đều hướng vào Nam Bộ. Ảnh: NCHMF |
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp không khí lạnh, trong 24 giờ qua, từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi có mưa rất to, lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, một số nơi mưa trên 250mm như ở Trà My 341mm, Tam Kỳ 269mm…Lũ trên các sông ở Quảng Nam, Quảng Ngãi đang lên.
Các vùng biển ở phía Tây Nam quần đảo Trường Sa, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau (bao gồm các huyện đảo Phú Quý, Côn Đảo) tiếp tục có mưa rào và dông kèm khả năng lốc xoáy, vòi rồng; gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; biển động mạnh.
Từ nay đến hết ngày mai, Nam Bộ có mưa to 100-150mm, có nơi trên 200mm. Trường mực nước tổng cộng (thủy triều và nước dâng do gió mùa) từ 4-4,5m.
“Trong các giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển theo hướng Tây, vượt qua khu vực Nam Cà Mau, đi sang biển Tây vẫn duy trì cường độ cấp 6, ảnh hưởng tới ven biển các tỉnh Nam Bộ, đảo Thổ Chu, đảo Phú Quốc có gió giật mạnh. Ven biển các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang có gió mạnh cấp 6-7”, ông Cường thông tin.
Về cơn áp thấp nhiệt đới gần biển Đông, ông Cường cho biết trong chiều nay sẽ mạnh lên thành bão, đi vào vùng biển nước ta trở thành cơn bão số 12.
Bão di chuyển hướng về khu vực Trung Bộ. Cường độ bão mạnh nhất khi sát bờ có thể tới cấp 9-10.
Bão số 12 khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận và có thể trượt xuống khu vực Nam Bộ.
Từ ngày 3-8/11, do ảnh hưởng của bão và không khí lạnh dẫn đến khu vực miền Trung có mưa to kéo dài.
Cùng thời gian này, từ Quảng Bình đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên khả năng cao tiếp tục xuất hiện một đợt lũ. Do mưa lớn nên ở các khu vực này có nguy cơ cao xuất hiện lũ lớn, lũ quét và sạt lở đất.
Với diễn biến của bão số 12, Thứ trưởng NN&PTNT Hoàng Văn Thắng liên tục lưu ý không được chủ quan, vì người dân ĐBSCL ít phải đối phó với bão. Do đó các địa phương cần nâng cao tinh thần cảnh giác.
Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng liên tục nhấn mạnh người dân ĐBSCL không được chủ quan. Ảnh: T.Hạnh |
“Bài học từ sự chủ quan trong cơn bão Linda cách đây 20 năm đã gây thiệt hại rất nặng nề cho khu vực ĐBSCL với hơn 3.000 người chết và mất tích. Bão khi đó không quá lớn, thiệt hại trên đất liền ít nhưng trên biển rất lớn”, ông Thắng nhắc lại.
Thứ trưởng yêu cầu công tác kiểm đếm tàu thuyền, thông báo nơi trú tránh phải đặc biệt lưu ý vì khu vực này có nhiều hoạt động gần bờ, sát bờ.
Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và bão số 12 nên khu vực chịu thiên tai phức tạp trải rộng từ Huế trở vào, trong đó miền Trung mưa lũ, ĐBSCL đối diện với nước dâng cao.
Đây cũng là khoảng thời gian diễn ra APEC tại Đà Nẵng nên ông đề nghị cơ quan dự báo cần theo sát các diễn biến để có phản ứng kịp thời và chủ động.
Các ban chỉ huy phòng chống thiên tai các tỉnh cần làm việc với Ban chỉ đạo APEC để trao đổi thông tin bàn bạc để có phương án đảm bảo an toàn cho các đoàn tham dự APEC.
“Giờ mưa đang rất to từ khắp miền Trung trở vào rồi nên Tổng cục Thuỷ lợi cần rà soát các hồ chứa, phát hiện sớm các nguy cơ mất an toàn để có phương án xử trí”, Thứ trưởng Thắng chỉ đạo.
Ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai lo ngại cho hệ thống đê biển tại Cà Mau khi nước dâng do áp thấp nhiệt đới kết hợp với triều cường lên tới hơn 4m.
Để đảm bảo an toàn, ông Hoài cho biết đã liên hệ lãnh đạo các tỉnh, hoãn lễ tưởng niệm nạn nhân bị thiệt hại trong bão Linda.
Thời tiết 1/11: Bão nối áp thấp vào biển Đông, khả năng có vòi rồng
Thời tiết Nam Trung Bộ vào đến Nam Bộ chuyển biến cực kỳ xấu khi xuất hiện cùng lúc cả bão và áp thấp nhiệt đới.
Chung sống với thiên tai, đừng ‘vỡ đê theo kế hoạch’
Theo ĐB Hoàng Đức Thắng, cần chung sống với thiên tai một cách chủ động và có trách nhiệm, đừng để mỗi mùa mưa bão đến lại tiếp quan điểm 'vỡ đê theo kế hoạch'.
Nước mắt kẻ ăn rừng, nước mắt người vùng lũ
Khủng khiếp, bất ngờ, tàn khốc, tang thương... Đó là những tính từ được lặp đi lặp lại khi những trận lũ đổ về.
Bộ trưởng TN&MT: Mưa lũ thiệt hại lớn do dự báo, mất rừng
Bộ trưởng Trần Hồng Hà thừa nhận, thiệt hại mưa lũ vừa qua do dự báo chưa chính xác, do mất rừng.
Phút thoát thân, cứu sống vợ con nhờ đèn pin quên tắt
“Tôi đang ngủ thì nghe thấy tiếng nổ động trời, trong tích tắc đất đá tràn vào nhà, tôi cố rút chân khỏi bùn đất, ôm vợ con chạy".
Thủ tướng gửi thư chia buồn với các gia đình bị thiệt hại bởi bão Linda
Cơn bão số 5 (Linda) đã đổ bộ vào đồng bằng sông Cửu Long năm 1997, gây thiệt hại rất nghiêm trọng về người và tài sản.
Gần 40% ĐBSCL có nguy cơ biến mất vĩnh viễn
Nếu nước biển dâng 100cm, gần 40% diện tích đất của ĐBSCL sẽ biến mất vĩnh viễn và gần 18% diện tích TP.HCM sẽ bị ngập.
Phó Thủ tướng: Sinh kế của người dân ĐBSCL đang bị đe dọa
ĐBSCL đã, đang và sẽ đối mặt với nhiều tác động nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, nội tại quản lý, đe dọa sinh kế của người dân.
Thúy Hạnh
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon