Trong khi các nước xung quanh bị thao túng bởi các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, TMĐT ở Việt Nam phát triển đều và không có doanh nghiệp thống lĩnh.
Thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển nhanh ở các quốc gia Đông Nam Á. Doanh thu toàn khu vực ước tính đạt 88 tỷ USD vào năm 2025. Hai yếu tố dẫn tới đà tăng trưởng mạnh nhờ sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và Internet ngày càng được phổ cập.
Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và số người sử dụng Internet thúc đẩy TMĐT phát triển tại ĐNÁ. |
Dù sở hữu nhiều đặc điểm gần gũi, thị trường các quốc gia Đông Nam Á lại phát triển theo những hướng khác nhau.
Theo số liệu của Techinasia, Lazada đang là doanh nghiệp thống lĩnh tại Malaysia (48.5% thị phần) và Thái Lan (56.2% thị phần). Trong khi đó ở Việt Nam, miếng bánh thị phần được chia sẻ khá đều.
Lazada vẫn là doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam (19%). Tuy nhiên khoảng cách giữa ông lớn này và các doanh nghiệp khác như Thế giới di động (15%) hay Sendo (11%), Tiki (8%) là khá nhỏ.
Sự cạnh tranh sẽ thúc đẩy chất lượng dịch vụ giữa các doanh nghiệp. Điều này có lợi cho người tiêu dùng và cho cả sự phát triển chung của thị trường.
Thị trường TMĐT Việt Nam không bị tác động bởi các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường như ở Thái Lan và Malaysia. (Số liệu của iPrice Group) |
Người Việt thích tìm thông tin, người Mã tìm mã giảm giá.
Theo dữ liệu của Consumer Barometer, người Malaysia có xu hướng tìm kiếm thông tin về các chương trình khuyến mãi, giảm giá. Nhu cầu này chỉ có ở 50% người Thái và 37% người Việt Nam.
Thói quen mua hàng của cho thấy, 66% người Việt có thói quen tìm kiếm thông tin về giá và sự sẵn có của sản phẩm. Điều đó chỉ đúng với 65% người Thái, con số này ở Malaysia là 51%.
Lý do của điều này là bởi người dùng không tin vào các hệ thống thương mại điện tử. Họ vẫn muốn chạm tay vào sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Người dùng ở các quốc gia Đông Nam Á cũng cảm thấy thoải mái hơn khi có đại diện sàn điện tử tham gia hỗ trợ trong quá trình giao dịch.
Dự đoán về độ lớn thị trường TMĐT tại Thái Lan, Malaysia và Việt Nam. (Số liệu của iPrice Group) |
Theo số liệu của Techinasia, 54% người dân Đông Nam Á mua hàng tại các quốc gia bên ngoài bởi niềm tin về chất lượng của hàng ngoại. Tuy nhiên, nhu cầu này đang gặp trở ngại nhất định do những rào cản về ngoại ngữ, điều thường xảy ra tại Thái Lan và Việt Nam.
Thương mại điện tử phát triển nhanh tại ĐNÁ
Nghiên cứu tử Google và Temasek cho thấy độ lớn thị trường TMĐT ở Thái Lan sẽ tăng từ 900 triệu USD năm 2015 lên thành 11.1 tỷ USD vào năm 2025. Thị trường TMĐT Thái Lan sẽ vươn lên đứng thứ nhì khu vực trong 8 năm nữa, xếp ngay sau Indonesia.
Market Size của thị trường TMĐT tại Việt Nam hiện đang ở vào khoảng 400 triệu USD (năm 2015). Con số trên dự kiến ước đạt khoảng 7.5 tỷ USD vào năm 2025.
Tuấn Nghĩa(Theo Techinasia)
Tên bạn là gì nếu chuyển từ Tiếng Việt sang “Tiếq Việt”?
Chỉ cần gõ tên, phần mềm sẽ tự động chuyển tên Tiếng Việt của bạn sang thành tên “Tiếq Việt” theo đề xuất đang tranh cãi.
Xuất khẩu đồ gỗ 7,8 tỷ USD: Việt Nam số 1 Đông Nam Á
Việt Nam đã chính thức trở thành nước đứng thứ nhất khu vực Đông Nam Á (ĐNÁ), đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ khi giá trị xuất khẩu của ngành này đạt tới 7,8 tỷ USD năm 2017.
iPhone X đã có mặt ở hơn 70 quốc gia, vẫn chưa có Việt Nam
Tính tới ngày 24/11 vừa qua, iPhone X đã có mặt ở hơn 70 quốc gia trên khắp thế giới.
Vì sao giá iPhone X tại Việt Nam lại cao khủng khiếp?
50-60 triệu đồng cho một chiếc iPhone. Không ít ý kiến trái chiều xoay quanh mức giá được cho là cao khủng khiếp của iPhone X.
iPhone X chính hãng về Việt Nam, giá hàng xách tay giảm sốc
iPhone X chính hãng sẽ về Việt Nam sau vài tuần nữa với mức giá chỉ ngang hàng xách tay.
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon