'Hai bảo vật quốc gia' húc đổ cổng dinh Độc Lập

 - Mọi thứ vẫn còn nguyên vẹn sau 42 năm, 2 chiếc xe tăng tiến vào cổng dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 ghi dấu thời khắc lịch sử của dân tộc, 

hiện cả 2 xe đều là bảo vật quốc gia.

Trong chiến tranh chống Mỹ, hai chiếc xe tăng T54B số hiệu 843 và T59 số hiệu 390 thuộc biên chế Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2.

Sáng 30/4/1975, hai xe tăng lần lượt húc đổ cổng phụ và cổng chính, tiến vào cắm cờ giải phóng trên nóc dinh Độc Lập.

Năm 2012, Thủ tướng đã ban hành quyết định công nhận 2 xe tăng là bảo vật quốc gia.

xe tăng, dinh Độc Lập, giải phóng miền Nam, chiến dịch Hồ Chí Minh

Xe tăng quân giải phóng húc đổ cổng chính dinh Độc Lập ngày 30/4/1975. Ảnh:Françoise Demulder

Xe tăng T54B số hiệu 843 được chuyển từ dinh Độc Lập về trưng bày trong bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam (28B Điện Biên Phủ, Hà Nội).

xe tăng, dinh Độc Lập, giải phóng miền Nam, chiến dịch Hồ Chí Minh

Xe được điều khiển bởi trung úy Bùi Quang Thuận, hạ sĩ Lữ Văn Hỏa, pháo thủ số 1 Thái Bá Minh, pháo thủ số 2 Nguyễn Văn Kỷ

xe tăng, dinh Độc Lập, giải phóng miền Nam, chiến dịch Hồ Chí Minh

Xe tăng do Liên Xô chế tạo và viện trợ cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ

xe tăng, dinh Độc Lập, giải phóng miền Nam, chiến dịch Hồ Chí Minh

Mặc dù không còn hoạt động được từ lâu nhưng xe tăng T54B - 843 vẫn còn giữ được gần như nguyên bản, chỉ thay thế một số bộ phận han rỉ hỏng hóc. Tháng 12/2014 lớp sơn được thay mới.

xe tăng, dinh Độc Lập, giải phóng miền Nam, chiến dịch Hồ Chí Minh

Trên tháp pháo có gắn súng 12,7 ly

xe tăng, dinh Độc Lập, giải phóng miền Nam, chiến dịch Hồ Chí Minh

Hai bên tháp pháo có sơn ngôi sao vàng trên nền vòng tròn đỏ viền vàng với số hiệu 843 được sơn trắng

xe tăng, dinh Độc Lập, giải phóng miền Nam, chiến dịch Hồ Chí Minh

Mặc dù được sửa chữa và phủ lên lớp sơn mới nhưng trên tháp pháo vẫn còn in hằn những "vết thương" chiến tranh

xe tăng, dinh Độc Lập, giải phóng miền Nam, chiến dịch Hồ Chí Minh

11h, 30/4/1975 xe T54B - 843 húc vào cổng dinh Độc Lập. Trung úy Bùi Quang Thận cho xe dừng lại rồi lên nóc dinh Độc Lập cắm cờ chiến thắng

xe tăng, dinh Độc Lập, giải phóng miền Nam, chiến dịch Hồ Chí Minh

Sau ngày giải phóng, xe tăng này chủ yếu được đưa đi dự triển lãm, tham gia huấn luyện. Năm 1979, xe tăng T54B - 843 được đưa về bảo tàng để trưng bày

xe tăng, dinh Độc Lập, giải phóng miền Nam, chiến dịch Hồ Chí Minh

xe tăng, dinh Độc Lập, giải phóng miền Nam, chiến dịch Hồ Chí Minh

Những ngày này, bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam đông hơn 

Xe tăng T59 số hiệu 390 đang được trưng bày ở bảo tàng Tăng thiết giáp (108 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội).

xe tăng, dinh Độc Lập, giải phóng miền Nam, chiến dịch Hồ Chí Minh

Xe do Trung úy Vũ Đăng Toàn chỉ huy cùng các thành viên:thiếu úy Lê Văn Phượng, trung sĩ Ngô Sỹ Nguyên làm pháo thủ và trung sĩ Nguyễn Văn Tập là người cầm lái 

xe tăng, dinh Độc Lập, giải phóng miền Nam, chiến dịch Hồ Chí Minh

Đây là xe tăng chiến đấu hạng trung sản xuất trên mẫu xe T54A của Liên Xô, và được viện trợ cho Việt Nam năm 1969

xe tăng, dinh Độc Lập, giải phóng miền Nam, chiến dịch Hồ Chí Minh

Xe có màu sơn xanh lá cây, tháp pháo sơn số 390 màu trắng, phía trước tháp pháo có phù hiệu sao 5 cánh màu vàng trong vòng tròn màu đỏ

xe tăng, dinh Độc Lập, giải phóng miền Nam, chiến dịch Hồ Chí Minh

Trưa 30/4, khi thấy xe tăng T54B - 843 bị kẹt lại ở cổng phụ của dinh Độc Lập, xe T59 - 390 đã nhanh chóng tiến lên húc đổ cổng chính (được bảo vệ bằng điện và mìn)

xe tăng, dinh Độc Lập, giải phóng miền Nam, chiến dịch Hồ Chí Minh

Năm 1979 xe tăng tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia và bảo vệ biên giới phía Bắc

xe tăng, dinh Độc Lập, giải phóng miền Nam, chiến dịch Hồ Chí Minh

Năm 1980, xe được sử dụng làm xe huấn luyện. Tháng 10/1999, T59 - 390 được đưa về bảo tàng Tăng thiết giáp trưng bày

xe tăng, dinh Độc Lập, giải phóng miền Nam, chiến dịch Hồ Chí Minh

Xe tăng được trưng bày dưới tầng hầm tại bảo tàng bên cạnh những "chiến hữu thép" cùng binh chủng

Xe tăng T59 số hiệu 390, xe tăng T54 số hiệu 843 đóng vai trò quan trọng trong thời khắc lịch sử quyết định của chiến dịch Hồ Chí Minh. Hiện vật có ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục sâu sắc truyền thống cách mạng đối với các tầng lớp nhân dân và khách quốc tế, là vật chứng xác thực ghi dấu chiến công to lớn của quân và dân ta trong chiến dịch Hồ Chí Minh, trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 lịch sử.

Theo hồ sơ di sản, tư liệu Cục Di sản văn hóa

Ký ức bữa ăn mít non chấm muối ngày súng đạn

Ký ức bữa ăn mít non chấm muối ngày súng đạn

Không ai nghĩ rằng kết thúc chiến tranh, hơn 90% đồng đội của chúng tôi đã vĩnh viễn nằm lại trên các chiến trường.

Nhà báo miền Bắc đầu tiên có mặt ở dinh Độc Lập

Nhà báo miền Bắc đầu tiên có mặt ở dinh Độc Lập

Tôi có nhiều ngẫu nhiên may mắn trong nghề nghiệp, nhưng chuỗi ngẫu nhiên ấy nằm trong sự tất nhiên: đó là sự say nghề, yêu nghề.      

Thiết bị ít được biết đến trong dinh Độc Lập

Thiết bị ít được biết đến trong dinh Độc Lập

Dinh Độc Lập, rồi dinh Thống Nhất, hay nay gọi là hội trường Thống Nhất là những tên gọi khác nhau gắn với những thay đổi lịch sử.

Trần Thường

Previous
Next Post »
Thanks for your comment