Cận cảnh vũ khí quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam

Bên cạnh những hình ảnh, tư liệu về tội ác và hậu quả của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh trên đường Võ Văn Tần (TP.HCM) còn đang lưu giữ hàng chục loại súng, đạn mà quân đội Mỹ sử dụng thời kỳ đó.

Súng phóng lựu hóa học M79 ra đời từ những năm 1950 do hãng Springfield Armory (Mỹ) thiết kế nhằm giải quyết vấn đề chế áp bộ binh đối phương đặt ra sau chiến tranh thế giới thứ 2. Được trang bị trong quân đội Mỹ từ năm 1961, súng phóng lựu cá nhân M79 nặng 2,7kg, dài 731mm, nòng xoắn dài 357mm. M79 sử dụng đạn cỡ 40x46mm với nhiều chủng loại như: đạn nổ mảnh sát thương, đạn xuyên lõm, đạn hơi cay, đạn chiếu sáng, đạn khói chỉ thị mục tiêu, đạn rải truyền đơn… tốc độ bắn đạt 6 viên/phút, thấp hơn so với súng cối nhưng đảm bảo khả năng bắn cầu vồng ở cự li gần, chế áp bộ binh rất hiệu quả, ở tầm 400m trở xuống.

Súng tiểu liên M.18 Commando: Cấu tạo cơ bản giống súng tiểu liên M.16 nhưng ngắn hơn, dùng để trang bị cho lực lượng biệt kích. Súng tiểu liên M.18 đã đáp ứng mong muốn của quân đội Mỹ về một biến thể M16 nhỏ gọn cũng như cải thiện những điểm bất cập của các loại biến thể khác trước đó. Với báng súng hai nấc hình ống dễ dàng kéo dài - thu gọn, ốp lót tay tam giác lỏng lẻo được thay thế bằng ốp tròn chắc chắn hơn đồng thời đơn giản hóa quy trình sản xuất.

Súng tiểu liên M31 là một loại súng tiểu liên khá thông dụng của quân đội Mỹ dùng trong suốt thế chiến thứ hai cũng như hơn nửa đầu thế kỷ 20. Sau này nó cũng xuất hiện trên nhiều chiến trường khác như chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Đông Dương, nội chiến Trung Quốc,... Đây là một trong những khẩu súng tiểu liên nổi tiếng nhất thế giới những năm 1940-1960 bởi có hình dáng nhỏ, gọn, nhẹ, dễ sử dụng.

Đại liên 30 M2 (12,7mm) có tốc độ bắn chừng 450-600 viên/phút, tầm bắn hiệu quả 1.830m và tầm bắn tối đa lên tới 6.800m. Cho đến nay trên thế giới, M2 vẫn là một trong những khẩu súng máy hạng nặng rất tốt, được bộ binh mang vác hoặc gắn trên xe chiến đấu.

Súng chống tăng M72 hạng nhẹ được sử dụng phổ biến trong quân đội Mỹ với hệ thống bắn gồm có một hỏa tiễn nạp sẵn trong ống phóng kéo ra, đẩy vào, đồng thời có chứa cả hệ thống khai hỏa. Đạn HEAT (đạn nổ mạnh - chống tăng) 66mm dùng cho loại súng này có thể xuyên thủng lớp thép dày 260mm của xe tăng. Với một đầu đạn trong mỗi ống phóng và chỉ sử dụng được một lần, M72 được thiết kế và chế tạo để thay thế cho Bazooka.

Súng tiểu liên Madsen do Đan Mạch thiết kế và chế tạo với nhiều biến thể như kiểu 1946 (M-46), kiểu 1950 (M-50) và kiểu 1953 (M-53). Trong chiến tranh Việt Nam, loại súng này thường được trang bị cho các đơn vị biệt kích của Pháp, Mỹ và quân đội Sài Gòn. Một số ít đã bị quân dân Việt Nam tịch thu trong chiến đấu và sử dụng lại. Madsen dùng cỡ đạn 9x19mm (hộp tiếp đạn 32 viên), tốc độ bắn 480 phát/phút (hoặc 550 phát/phút với biến thể M-50/M-53), tầm bắn hiệu quả 100m.

M79 được coi là cầu nối tạo ra tầm hỏa lực ở giữa lựu đạn cầm tay và súng cối tầm gần (50 - 300 mét), trở thành thứ vũ khí không thể thiếu trong một đội binh. Nhờ chiều dài 737mm (nòng dài 355mm), súng cộng với đạn nặng 3kg, đây là một vũ khí hiệu quả đối với địa hình nhiều vật cản, rừng cây, đồi núi. Vũ khí này cho phép tiêu diệt chính xác các ụ súng, lô cốt bán kiên cố ở cự ly xa gấp mấy lần so với ném lựu đạn bằng tay.

Trung liên BAR được thiết kế bởi John Browning từ năm 1917 và được đưa vào biên chế quân đội Hoa Kỳ từ năm 1918. Loại vũ khí tự động này được đánh giá đáng tin cậy, dễ sử dụng, có khả năng duy trì hoả lực tốt. Trung liên BAR có khả năng lựa chọn chế độ bắn: S-khoá an toàn, F-bán tự động và A-tự động. Do được thiết kế để trở thành một loại hoả lực hỗ trợ, BAR không thể gắn lưỡi lê.

Súng ngắn: Cắc loại súng Colt - 45, Rouleau nòng dài, Rouleau nòng ngắn thường được trang bị cho cảnh sát và sĩ quan quân đội Mỹ và quân đội Sài Gòn cũ để tự vệ và để chỉ huy chiến đấu. Tuy nhiên, trong thời kỳ chiến tranh, loại súng này bị sử dụng để bắn chết người dân vô tội. 

Súng phóng lựu liên thanh MK20, tính năng tương tự M.79 nhưng có thể bắn liên thanh. Vũ khí này được trang bị cho các giang đoàn tuần tiễu trên sông.

Súng cối 60mm là một trong 4 loại hỏa pháo cơ bản của pháo binh (pháo nòng dài, lựu pháo, pháo phản lực và súng cối). Bộ binh thường mang súng cối đi theo đội hình để làm hỏa lực đi kèm. Không giống với các loại súng khác, súng này thường nạp đạn từ phía trước nòng, cho phép thao tác bắn rất đơn giản và nhanh.

Ngoài súng, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh còn trưng bày các loại đạn, lựu đạn, mìn... 

Đạn cối 40mm và 60mm có tỷ trọng tương đương thuốc nổ TNT.

Đạn DKZ, loại dành cho súng DKZ, hỏa lực mạnh, có khả năng cơ động cao, được trang bị cho các đơn vị bộ binh.

Bom cam chuyên sát thương người bằng mảnh vụn với cấu tạo gồm thân, đuôi và ngòi nổ, khối lượng 720g, chứa 120g thuốc nổ cyclotol.

Bom chùm CBU - 55B, một trong những loại vũ khí chỉ được xếp sau bom hạt nhân về mức sát thương của quân đội Mỹ. Nó được sử dụng lần đầu tiên ở Quảng Trị năm 1972.

Adblock test (Why?)

Previous
Next Post »
Thanks for your comment