Thường vụ Quốc hội đồng ý giảm dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách trung ương trong nước hơn 2.925,749 tỷ đồng của 9 bộ ngành và 2 địa phương để bổ sung dự toán tương ứng cho 2 ngân hàng.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành Nghị quyết về việc điều chỉnh, bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách trung ương năm 2022 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị giảm dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách trung ương trong nước 2.925,749 tỷ đồng của 9 bộ, cơ quan trung ương và 2 địa phương để bổ sung dự toán tương ứng cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
Cụ thể, 9 bộ ngành Trung ương giảm 1.897,749 tỷ đồng gồm các Bộ: Tư pháp, KH-CN, GD-ĐT, Y tế; Thanh Tra Chính phủ, TAND tối cao; Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Liên minh HTX Việt Nam. Hai địa phương giảm 1.028 tỷ đồng gồm: Cao Bằng, Đồng Nai.
Số vốn này được điều chuyển cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam 2.693,172 tỷ đồng và Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam 232,577 tỷ đồng.
Thường vụ Quốc hội cũng đồng ý giảm dự toán chi đầu tư phát triển vốn nước ngoài 424,402 tỷ đồng của 2 bộ và 3 địa phương để bổ sung dự toán 209,988 tỷ đồng cho 6 địa phương.
Số vốn điều chỉnh giảm còn lại là 214,414 tỷ đồng, giao Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định khi đáp ứng đủ điều kiện bổ sung dự toán theo quy định.
Ngoài ra, Thường vụ Quốc hội cũng đồng ý bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách trung ương trong nước 19.570,446 tỷ đồng cho 10 bộ, cơ quan trung ương và 36 địa phương để thực hiện nhiệm vụ, dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Cùng với đó là bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách trung ương trong nước 18.584,907 tỷ đồng để thực hiện các nhiệm vụ: Hỗ trợ lãi suất 2%/năm thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, hỗ trợ lãi suất, cho vay, cấp bù lãi suất và phí quản lý để thực hiện chính sách cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, cấp vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch theo quy định tại Nghị quyết số 43/2022 của Quốc hội.
Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ chỉ đạo thực hiện điều chỉnh, bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách trung ương năm 2022 cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Nghị quyết số 43/2022 và Nghị quyết số 29/2021 của Quốc hội, bảo đảm đúng mục đích, đạt hiệu quả.
Chính phủ chịu trách nhiệm về các thông tin số liệu, danh mục dự án và mức vốn bố trí cho từng nhiệm vụ, dự án theo quy định của pháp luật.
Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Kiểm toán nhà nước, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, giám sát, kiểm toán việc thực hiện Nghị quyết này.
Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cũng vừa ký ban hành kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp bất thường ngày 29/8. Liên quan đến số vốn 932 tỷ đồng còn lại của lĩnh vực y tế, an sinh xã hội, lao động, việc làm mà các bộ ngành, địa phương đề xuất trả lại, Thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp tục sử dụng cho các nhiệm vụ, dự án thuộc lĩnh vực y tế, an sinh xã hội, lao động, việc làm. Chính phủ tiếp tục rà soát các đề xuất của các bộ, ngành, các địa phương có liên quan để bố trí vốn theo quy định của Nghị quyết số 43/2022. Về điều chỉnh, bổ sung vốn chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, không bổ sung dự toán cho 3 dự án được bố trí vốn kéo dài đến năm 2026-2027 với số vốn dự kiến là 1.050 tỷ đồng. Theo tờ trình tại phiên họp, Chính phủ kiến nghị chuyển 932 tỷ đồng là số dư của lĩnh vực y tế, lĩnh vực an sinh xã hội, lao động, việc làm sang lĩnh vực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng để bổ sung và đầu tư cho 3 dự án thuộc ngành giao thông. Trong đó có 2 dự án đã được đầu tư từ chương trình phục hồi và phát triển KTXH và 1 dự án mới bảo đảm tuân thủ quy định. |
Khó giải ngân, bộ ngành, địa phương đề xuất trả lại 932 tỷ đồng
Bộ ngành, địa phương đề xuất trả lại 932 tỷ đồng còn dư của lĩnh vực y tế, an sinh xã hội, lao động, việc làm do các dự án chưa đáp ứng được nguyên tắc, tiêu chí, không có khả năng hoàn thiện thủ tục đầu tư, thực hiện và giải ngân.
Đã giải ngân 54.000 tỷ đồng trong gói phục hồi và phát triển KT-XH
Báo cáo về tình hình triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ KH-ĐT cho biết, đến ngày 25/8, chương trình đã giải ngân gần 54.000 tỷ đồng.
Nhà thầu nằm im, địa phương không dám làm khiến giải ngân chậm
Trong các nguyên nhân giải ngân đầu tư công chậm có việc giá cả nguyên vật liệu xây dựng tăng cao nên các nhà thầu “nằm im bất động”; thêm vào đó là tình trạng nhiều địa phương có tâm lý không dám làm.
Giải ngân chưa đạt, Phó Thủ tướng yêu cầu 14 bộ ngành, địa phương quyết liệt hơn
Chiều 1/8, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành họp Tổ công tác số 4 của Thủ tướng về kiểm tra, đôn đốc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 tại 14 bộ, ngành, cơ quan, địa phương.
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon