Đề nghị cấm làm phiền, quấy nhiễu trong kinh doanh bảo hiểm

Trong phiên thảo luận về dự thảo Luật Kinh doanh Bảo hiểm, Đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung quy định cấm trước thực tế người dân bức xúc vì bị nhắn tin, điện thoại làm phiền.

Sáng 29/10, góp ý dự thảo luật về hành vi bị nghiêm cấm, Đại biểu Võ Mạnh Sơn (Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa, đoàn Thanh Hóa) cho biết, có 5 nhóm hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: không có giấy phép thành lập và hoạt động không đúng phạm vi được cấp phép, không đáp ứng điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, thực hiện các hành vi gian lận trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm và xúi giục, ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Tuy nhiên, theo ông, thực tế có tình trạng một số doanh nghiệp bảo hiểm cho phép nhân viên thực hiện giới thiệu, quảng bá về bảo hiểm diễn ra dưới nhiều hình thức, kể cả sử dụng công nghệ thông tin như tin nhắn, điện thoại.

Đề nghị cấm làm phiền, quấy nhiễu trong kinh doanh bảo hiểm
Đại biểu Võ Mạnh Sơn.

Việc nhắn tin điện thoại diễn ra thường xuyên, liên tục thực sự gây bức xúc cho người được nhắm đến.

Vì vậy, ông Sơn đề nghị bổ sung thêm hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là làm phiền, quấy nhiễu khách hàng dưới mọi hình thức. Tuân thủ các quy định về pháp luật và thông tin truyền thông. 

Phân tích cơ sở dữ liệu về kinh doanh bảo hiểm, Đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận, đoàn Bình Thuận) nhận định, trong thời đại hiện nay ai có thông tin là người đó nắm một nguồn lực, một nguồn tài sản rất lớn.

"Không có cơ sở nào để đảm bảo các công ty bảo hiểm không cung cấp thông tin khách hàng cho một tổ chức, cá nhân khác khi chưa có sự đồng ý của khách hàng. Thực tế có rất nhiều công ty công nghệ hiện nay cung cấp bất hợp pháp thông tin khách hàng mà các phương tiện thông tin đại chúng nêu vừa qua", ông Thông nêu.

Do vậy, Đại biểu này đề nghị trong dự thảo luật cần phải có điều khoản quy định về vấn đề bảo mật thông tin cá nhân.

Đề nghị cấm làm phiền, quấy nhiễu trong kinh doanh bảo hiểm
Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai

Đồng tình về việc thêm quy định bảo mật thông tin cá nhân, Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (Bí thư Thị ủy Sơn Tây, đoàn TP Hà Nội) cho rằng, cần bảo đảm quyền bất khả xâm phạm bí mật cá nhân cũng như gia đình theo quy định của pháp luật.

Vì vậy, trong hợp đồng cần có điều khoản quy định rõ giữa người mua bảo hiểm và cơ quan bán bảo hiểm về vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, tránh việc cung cấp cho bên thứ ba, tránh những tranh chấp không đáng có xảy ra.

Lợi dụng kinh doanh bảo hiểm để tạo đại lý ảo huy động vốn đa cấp

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (đoàn Thái Bình) lưu ý, trong thực tiễn có việc lợi dụng các loại hình kinh doanh dịch vụ bảo hiểm để hình thành các loại huy động vốn, nhất là huy động vốn đa cấp thông qua nhiều kênh khác nhau.

Bà phân tích, người mua bảo hiểm lại biến thành một đại lý ảo, đại lý không chính thức rồi quay lại tìm kiếm, lôi kéo những người mua cấp thấp hơn. Từ đấy hình thành đường dây đa cấp và dẫn đến rủi ro, đổ vỡ.

Đề nghị cấm làm phiền, quấy nhiễu trong kinh doanh bảo hiểm
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung

Mặc dù trong quy định của luật cũng ghi khá rõ tiêu chuẩn của đại lý như thế nào, vẫn biết quy định bảo hiểm phải có hợp đồng, hợp đồng quy định rõ trách nhiệm của bên bán và bên mua. Thế nhưng, theo nữ Đại biểu, hiện nay có loại hợp đồng chung, hợp đồng giao kết điện tử trên môi trường không gian mạng, đây chính là sơ hở để các đối tượng kinh doanh đa cấp có thể lợi dụng.

Bà đề nghị nên cân nhắc bổ sung các điều khoản quy định chặt chẽ hơn hoặc nêu rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các cơ quan chức năng để đảm bảo quản lý và chế tài đối với các vấn đề nảy sinh. 

Đề nghị cấm làm phiền, quấy nhiễu trong kinh doanh bảo hiểm
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình trước Quốc hội.

Tiếp thu, giải trình ý kiến của các ĐBQH, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, cơ quan soạn thảo sẽ hoàn thiện các nội dung, quy định cũng như các hành vi trong hợp đồng bảo hiểm để phù hợp với pháp luật và bảo đảm quyền lợi cho khách hàng.

Về quy định đối với đại lý bảo hiểm, cơ quan soạn thảo sẽ hoàn thiện và nâng cao tính chuyên nghiệp, tránh lợi dụng để ép buộc khách hàng tham gia bảo hiểm.

Về việc cung cấp thông tin, do lo ngại tiết lộ bí mật cá nhân, cơ quan soạn thảo cũng tuân thủ các quy định của pháp luật, trong đó có việc mã hóa thông tin cá nhân. Hiện nay, cơ quan soạn thảo cũng chỉ đưa ra 3 loại hình bảo hiểm bắt buộc gồm: Xe cơ giới, cháy nổ và xây dựng, còn các loại hình bảo hiểm khác là tự nguyện.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cũng cho biết, sẽ hoàn thiện các khái niệm, hành vi nghiêm cấm và quy định cụ thể về bảo hiểm bắt buộc, quy định trong hợp đồng bảo hiểm rõ hơn, cụ thể hơn để phù hợp với Bộ luật Dân sự và các bộ luật khác, đảm bảo quyền lợi cho người mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm....

Trần Thường - Hương Quỳnh

Rút ngắn thời gian đóng bảo hiểm, triệu người sớm hưởng lương hưu

Rút ngắn thời gian đóng bảo hiểm, triệu người sớm hưởng lương hưu

Sửa luật, rút ngắn thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và đa dạng hóa hình thức tham gia để giữ chân người lao động, tránh tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Adblock test (Why?)

Previous
Next Post »
Thanks for your comment