Dự án mở rộng xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1 dài 15,7km, 12-16 làn xe. Trong đó đoạn 1 từ cầu Sài Gòn đến nút giao Bình Thái (dài 6,2km, rộng 153m); đoạn 2 từ Bình Thái đến nút giao trạm 2 (dài 5,3km, rộng 113m) và đoạn 3 từ nút giao trạm 2 đến Tân Vạn (dài 4,2km, rộng 113m).
Dự án được UBND TP.HCM phê duyệt vào năm 2009 với tổng mức đầu tư 2.516 tỷ đồng. Năm 2016, điều chỉnh nâng lên hơn 4.900 tỷ đồng.
Hiện nay, toàn bộ trục đường chính từ cầu Sài Gòn đến cuối nút giao Đại học Quốc gia, dài hơn 13km đã đưa vào sử dụng. Trục đường song hành bên phải hoàn thành 93% và bên trái hoàn thành 74%.
Trạm BOT xa lộ Hà Nội sẽ chính thức thu phí từ ngày mai (1/4) |
BOT xa lộ Hà Nội thu phí hoàn vốn cho dự án nào?
Những ngày qua, khi thông tin BOT xa lộ Hà Nội thu phí từ ngày 1/4, nhiều người dân không khỏi thắc mắc, là trạm thu phí này đã từng hoạt động và mới dừng 3 năm trước. Ngoài ra, họ cũng thắc mắc trạm thu cho đoạn quốc lộ 1 qua Tân Vạn, vậy đi trên xa lộ sao phải trả tiền?
Bà Nguyễn Mai Bảo Trâm, Phó tổng giám đốc Công ty CP đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) khẳng định, thắc mắc trên của nhiều người là đang hiểu chưa đúng về dự án này.
Toàn cảnh dự án BOT xa lộ Hà Nội hơn 4.900 tỷ song song với tuyến metro số 1 nhìn từ trên cao |
Xa lộ Hà Nội đoạn qua nút giao thông cầu vượt Cát Lái |
Bà Trâm lý giải, dự án BOT mở rộng xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1, đoạn từ ngã 3 trạm 2 cũ đến nút giao Tân Vạn có chiều dài 15,7km, bắt đầu từ cầu Sài Gòn đến cầu Đồng Nai. Trong đó trục đường chính trên địa bàn TP.HCM dài 13,3km và 2,4km thuộc địa bàn Bình Dương. Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 4.905 tỷ đồng.
Theo hợp đồng được ký giữa UBND TP.HCM và CII từ năm 2009, dự án sẽ mở rộng tuyến xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1, triển khai từ năm 2010 đến 10 năm sau, tức năm 2019 mới bắt đầu thu phí hoàn vốn. Nhưng sau nhiều lần trì hoãn, đến nay UBND TP mới cho phép thu phí hoàn vốn cho dự án.
“Trạm thu phí xa lộ Hà Nội trước đây chỉ mới thu phí để hoàn vốn dự án cầu Rạch Chiếc, chưa thu cho dự án BOT mở rộng xa lộ Hà Nội và quốc lộ 1. Và đến nay mới bắt đầu thu phí hoàn vốn cho dự án này, không phải thu phí trở lại”, bà Trâm lý giải.
Nút giao Đại học Quốc gia TP.HCM đoạn từ Khu du lịch Suối Tiên (quận 9 và Thủ Đức) đến đoạn qua cây xăng Bình Thắng (thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương). Đây là một gói dự án của toàn bộ dự án BOT Xa lộ Hà Nội |
Vì sao nơi giảm giá 50%, nơi thu đủ?
Từ 1/4, giá vé đề xuất đối với ô tô dưới 12 chỗ, xe tải dưới 2 tấn là 30.000 đồng/lượt; ô tô từ 12 - 30 chỗ và xe tải từ 2-4 tấn là 45.000 đồng; ô tô từ 31 chỗ trở lên, xe tải từ 4-10 tấn là 60.000 đồng; xe tải từ 10-18 tấn, xe container loại 20 feet là 120.000 đồng; xe tải trên 18 tấn, xe container loại 40 feet là 170.000 đồng. Xe mua vé tháng và quý được giảm 10% giá vé.
Người dân ở mặt tiền đường song hành xa lộ Hà Nội được giảm 50% mức thu đối với ô tô dưới 12 chỗ không sử dụng để kinh doanh, có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn trên 6 tháng trước ngày trạm thu phí xa lộ Hà Nội đi vào hoạt động.
Nhiều người thắc mắc vì họ sống trên các trục đường gần trạm, hoặc gần đường song hành lại không được giảm?
Hình ảnh trạm thu phí xa lộ Hà Nội nhìn từ trên cao
|
Ba ngày qua, nhà đầu tư đã thực hiện thu phí thử nghiệm hệ thống trước khi vận hành chính thức |
Ông Nguyễn Thanh Nam- Phó giám đốc Công ty CP đầu tư và xây dựng xa lộ Hà Nội (doanh nghiệp dự án BOT), cho biết, khi chủ đầu tư xây dựng phương án giá để trình cho thành phố thì 11 phường của TP Thủ Đức (trước đây thuộc quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức) đề xuất lên và thống nhất trong cuộc họp. Sau đó, Sở GTVT tập hợp báo cáo UBND TP và được thông qua, chứ không phải phía CII tự đưa ra.
Hơn nữa, các hộ dân hai bên đường song hành là đối tượng bị ảnh hưởng trong quá trình thi công dự án nên miễn giảm phí là hợp lý.
Lãnh đạo CII cũng cho biết, đặc thù đường xa lộ Hà Nội có rất nhiều đường ngang. Hiện nay, TP chỉ mới chấp thuận cho sử dụng trạm thu phí hiện hữu ở gần cầu Rạch Chiếc.
Theo quy định của Bộ GTVT, trạm thu phí phải nằm trên tuyến đường dự án, trạm này đáp ứng điều kiện, đảm bảo không gian rộng rãi và giảm chi phí khi không phải làm trạm mới.
Trên tuyến đường của dự án hay quốc lộ có nhiều đường ngang, không thể đặt hết các trạm thu phí. Đây là điều chưa được phù hợp. Trạm hiện tại chỉ thu những phương tiện qua đây, những xe không qua thì chưa thu.
Ông Nam cũng cho biết, theo quy định trong hợp đồng BOT thì định kỳ hàng quý nhà đầu tư có trách nhiệm báo cáo doanh thu thu phí qua trạm với thành phố.
Nếu lưu lượng xe tăng, doanh thu tăng sẽ rút ngắn thời gian thu phí. Như cầu Rạch Chiếc, trước đây dự kiến thu 5 năm, nhưng lưu lượng xe tăng so với dự kiến nên chỉ 4 năm đã hoàn vốn.
Xa lộ Hà Nội là tuyến đường huyết mạch ở cửa ngõ phía Đông TP.HCM |
Điều đáng nói là các khoản lãi phát sinh tăng thêm này không có nguồn trả ngay mà phải chờ cho đến khi tổng vốn đầu tư ban đầu được hoàn vốn hết. Dự kiến theo hợp đồng là 17 năm 9 tháng mới được trả.
Ngoài ra, nhà đầu tư không có nguồn thu phí theo quy định nên không có nguồn để trả lãi và nợ gốc của ngân hàng, làm phát sinh nợ xấu. Từ đầu năm 2019 (do chưa được thu phí theo quy định), các ngân hàng đã không cho chủ đầu tư vay để đầu tư tiếp những hạng mục còn lại của dự án nên CII không có kinh phí để tiếp tục triển khai thi công hoàn thành toàn bộ dự án khiến dự án kéo dài, ảnh hưởng đến người dân.
Trạm BOT Xa lộ Hà Nội sẽ thu phí 17 năm 9 tháng
BOT Xa lộ Hà Nội thu phí từ ngày 1/4 để hoàn vốn cho dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1 dài 15,7km từ cầu Sài Gòn đến nút giao Tân Vạn.
Tuấn Kiệt
TIN LIÊN QUAN
.Không thể bỏ lỡ
.Đăng nhập
Đăng nhập tài khoản
Đăng nhập nhanh
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon