Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng các nước ASEAN cần đẩy mạnh thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục và liên thông trình độ trong khu vực.
Tại hội nghị quốc tế “Đối tác nghị viện về hợp tác giáo dục, văn hoá vì sự phát triển bền vững” (AIPA - ECC), Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, đã chia sẻ khó khăn của ngành giáo dục trong đại dịch Covid-19, đồng thời nêu giải pháp để tăng hiệu suất giáo dục, khai thác, phát huy tối đa tiềm năng của nguồn nhân lực trong khu vực. Đó là thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục và liên thông trình độ trong khu vực ASEAN.
Theo ông Nhạ, không chỉ khi đại dịch bùng phát và lan rộng, trong nhiều năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị sớm liên thông giáo dục trong ASEAN (Ảnh: Moet) |
Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo, hướng dẫn nhà trường tổ chức dạy học trực tuyến và trên truyền hình và hướng dẫn công nhận kết quả dạy học trực tuyến.
Các trường học ứng dụng công nghệ như hay thế lớp học truyền thống bằng các công cụ livestream. Thực hiện giao bài tập về nhà trên các nền tảng giáo dục trực tuyến. Dạy và học online toàn phần hoặc bán phần trong giai đoạn giãn cách xã hội.
Liên thông trình độ trong ASEAN
Theo ông Nhạ, về vấn đề liên thông trình độ trong khu vực ASEAN, con người là nguồn tài nguyên quý giá nhất và tập trung tối ưu hoá hiệu suất nguồn nhân lực nên phải là ưu tiên hàng đầu. Làm thế nào để một người lao động, một sinh viên, một học sinh tốt nghiệp ở một đất nước này có thể tiếp tục học tập và làm việc ở một nước thành viên khác mà không mất thời gian gián đoạn chuyển tiếp.
"Không chỉ giới hạn trong liên thông giáo dục, mà quan trọng là làm thế nào để tối ưu hóa nguồn nhân lực trong khu vực. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực không chỉ là đào tạo mới và đào tạo lại mà còn là công nhận và tận dụng nhân lực có trình độ đã qua đào tạo"- Bộ trưởng Nhạ nói.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, cộng đồng kinh tế ASEAN đã thống nhất ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về lao động kỹ năng ở trình độ cao (MRAs), trình độ trung bình và thấp (MRS).
Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á được thành lập vào năm 1995 theo thỏa thuận của các Bộ trưởng Giáo dục ASEAN, tới nay đã phát triển bao gồm 30 trường đại học thành viên chính thức thuộc 10 nước, trong đó có 3 trường đại học của Việt Nam. Đây là một dấu mốc lớn trong công nhận một cách công bằng về chất lượng lao động giữa các quốc gia trong nội khối ASEAN.
“Rõ ràng các trường đại học và các cơ quan quản lý giáo dục đại học của các nước thành viên cần có những bước tiến xa hơn nữa trong việc hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm đào tạo cũng như xây dựng cơ chế giám sát chung hài hoà, thống nhất”- Bộ trưởng Nhạ nói.
Người đứng đầu ngành GD Việt Nam cho rằng đây là thời điểm các nước ASEAN cần phải quy hoạch và đổi mới định hướng phát triển của khu vực. Để đạt mục tiêu chung dài hạn chính là thúc đẩy chia sẻ tri thức, trao đổi kinh nghiệm, hiểu biết lẫn nhau và lưu thông phân bổ nguồn lực linh hoạt giữa các nước thành viên.
Ngoài cấp thiết phải xây dựng hạ tầng công nghệ và đồng bộ hệ thống giải pháp số xét trên nền tảng phát triển công nghệ hiện nay, theo Bộ Nhạ các nước thành viên phải có những trao đổi, thảo luận để xây dựng được hành lang pháp lý, hướng tới công nhận và hợp pháp hoá việc liên thông giáo dục giữa các nước trong khối thành viên, đặc biệt trong đào tạo trực tuyến.
Lê Huyền
Hàng loạt Đại học hoãn thi, chuyển sang học trực tuyến
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 khi có thêm nhiều ca nhiễm mới, một số trường nhanh chóng đưa ra quyết định hoãn thi, đồng thời chuyển sang học trực tuyến để đảm bảo an toàn cho sinh viên.
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon