Vì đặc thù công việc, nhiều nhà khoa học nữ ít được mọi người biết đến. Tuy nhiên, những nghiên cứu của họ đã có đóng góp rất lớn và làm thay đổi thế giới của chúng ta.
Một chương trình khoa học được tổ chức bởi GCSE có tới 40 nhà khoa học là nam giới được đề cập đến. Trong khi đó, phái nữ chỉ có sự xuất hiện của 2 người là nhà tiên phong trong lĩnh vực DNA Rosalind Franklin và nhà cổ sinh vật học Mary Leakey. Trên thực tế, nữ giới cũng đã có rất nhiều đóng góp làm thay đổi lịch sử khoa học thế giới.
1. Mary Somerville (1780 - 1872)
Mary Somerville là nhà thiên văn học, sinh ra tại Jedburgh, Scotland. Bà được mệnh danh là “nữ hoàng khoa học” ở thời điểm bấy giờ.
Những cuốn sách khoa học bà viết đã giải thích nhiều hiện tượng khoa học ở các lĩnh vực khác nhau. Riêng nghiên cứu chi tiết về hệ mặt trời của bà đã có đóng góp to lớn vào việc giúp nhân loại phát hiện ra Sao Hải Vương.
Bà cũng đã làm nên lịch sử khi trở thanh thành viên nữ đầu tiên của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia ở London. Khuôn mặt bà còn được xuất hiện trên tờ 10 bảng Anh kể từ năm 2017.
2. Mary Anning (1799 – 1847)
Mary Anning là nhà cổ sinh vật học, sinh ra tại Dorset, Anh. Bà Mary Anning đã phát hiện ra hóa thạch hoàn chỉnh đầu tiên của một con ngư long ở vách đá gần Lyme Regis, Dorset vào năm 1810, khi bà mới chỉ 12 tuổi.
Bảo tàng lịch sử tự nhiên coi bà là “anh hùng vô danh về khám phá hóa thạch”. Thế nhưng, thật đáng buồn khi giới khoa học thời đó không muốn công nhận những đóng góp của Anning chỉ vì bà là phụ nữ. Thậm chí, Hiệp hội địa chất London còn không cho phép bà tham gia nghiên cứu.
Mãi cho đến hơn nửa thế kỷ sau khi Anning qua đời, hiệp hội này mới bắt đầu có nữ khoa học gia đầu tiên.
3. Ada Lovelace (1815 – 1852)
Nhà toán học Ada Lovelace sinh ra tại thủ đô London, Anh. Ada Lovelace là người viết những chương trình máy tính đầu tiên. Bà và người bạn Charles Babbage đã nêu ra ý tưởng về một công cụ phân tích - tiền thân của máy tính điện tử ngày nay.
Ghi chú của bà miêu tả cách các mã được tạo ra để xử lý ký hiệu, chữ cái và con số. Bà cũng nghĩ ra phương pháp để công cụ lặp lại các hướng dẫn. Quá trình được gọi là “vòng lặp” này cũng được áp dụng cho máy tính hiện đại.
4. Elizabeth Garrett Anderson (1836 – 1917)
Bà là một bác sĩ sinh ra tại London, Anh, đồng thời là người phụ nữ trở đầu tiên trở thành bác sĩ ở quốc gia này. Năm 20 tuổi, bà đăng ký làm y tá ở bệnh viện Middlesex, vừa làm việc, vừa quan sát để học hỏi các bác sĩ nam.
Thế nhưng thời đó không có trường đại học nào cho phép bà thi lên bác sĩ. Cuối cùng, khi phát hiện ra Hội Apothecaries không thể từ chối mình một cách hợp pháp, bà đã được cấp bằng vào năm 1865. Sau đó, bà đã mở Văn phòng phụ nữ và trẻ em St Mary ở London, đồng thời đồng sáng lập Trường Y khoa Phụ nữ London đầu tiên.
5. Elsie Widdowson (1906 – 2000)
Bà là chuyên dinh dưỡng, sinh ra tại Surrey, Anh. Widdowson dành cả đời mình để cải thiện chế độ ăn cho mọi công dân Anh và người nước ngoài.
Năm 1940, bà phát hành cuốn sách “Thành phần hóa học của thực phẩm”, cung cấp chi tiết giá trị dinh dưỡng của nhiều loại thức ăn. Trong thời chiến, bà công tác dưới vai trò là bác sĩ dinh dưỡng, xây dựng khẩu phần ăn cho binh lính.
6. Dorothy Hodgkin (1910 – 1994)
Nhà hóa học này sinh ra tại thủ đô Cairo, Ai Cập. Hodgkin là con của cặp vợ chồng người Anh định cư tại Cairo vào thời chiến. Tuổi trẻ bà đã phải đấu tranh rất nhiều để được phép nghiên cứ hóa học. Bà nổi tiếng với việc sử dụng tia X-quang khám phá ra cấu trúc của các thuốc penicillin, insulin và vitamin B12.
Năm 1964, bà đoạt giải Nobel Hóa học, đồng thời là người phụ nữ Anh duy nhất làm được điều này. Bà cũng là người giảng dạy cựu Thủ tướng Margaret Thatcher khi ông học ngành Hóa tại Đại học Somerville ở Oxford.
Từ năm 1976 đến 1988, Hodgkin là chủ tịch Hội nghị Pugwash, một tổ chức quốc tế được thành lập những năm 1950 để đánh giá sự nguy hiểm từ vũ khí hạt nhân.
7. Jocelyn Bell Burnell (1943)
Bà là một nhà Vật lý thiên văn học. Giáo sư Dame Jocelyn Bell Burnell có khám phá được coi là quan trọng nhất thế kỉ XX: các xung vô tuyến Pulsar. Pulsar là sản phẩm của vụ nổ siêu tân tinh, thứ kiến tạo ra sự sống khắp vũ trụ.
Thế nhưng, bà đã bị “ngó lơ” trong giải thưởng Nobel Vật Lý năm 1974, mặc dù hai học giả nam cùng làm việc với bà nhận đồng giải thưởng.
Trường Giang(Theo BBC)
Thiên thạch khổng lồ sắp bay sượt qua Trái đất vào ngày 15/2
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) xác nhận một tiểu hành tinh đường kính gần 1.000 m sẽ bay qua Trái Đất vào ngày 15/2. NASA cảnh báo kích thước này có thể đe dọa đến sự sống trên Trái đất.
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon