Hình ảnh tàu hộ vệ săn ngầm số hiệu 20 lớp Pohang của Việt Nam được bổ sung 8 ống phóng tên lửa hành trình chống hạm đã thu hút sự quan tâm rất lớn của báo chí Nga và Trung Quốc.
Mới đây tàu hộ vệ săn ngầm lớp Pohang số hiệu 20 của Việt Nam đã xuất hiện với diện mạo mới, khi có sự bổ sung các ống phóng KT-184 của tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran-E đã được bổ sung vào khoảng không gian phía sau.
Cần lưu ý rằng tàu Pohang Flight III nguyên bản của Hàn Quốc không được trang bị tên lửa chống hạm do được thiết kể để đảm nhiệm vai trò săn ngầm, do vậy gói nâng cấp của Việt Nam đã khiến các trang quân sự của Nga và Trung Quốc rất quan tâm.
Theo trang Bmpd của Nga, Việt Nam đã cài đặt phiên bản riêng của tổ hợp tên lửa chống hạm 3M24E (Kh-35) Uran-E trên một tàu hộ tống kiểu Pohang nhận được vào cuối năm 2018 dưới dạng viện trợ quân sự từ Hàn Quốc.
Tờ báo Nga còn cho rằng tên lửa Việt Nam lắp đặt trên tàu Pohang số hiệu 20 có thể không phải Kh-35 Uran-E mà là phiên bản do Việt Nam sản xuất trong nước theo giấy phép của Nga dưới tên gọi KCT 15.
Bên cạnh trang Bmpd của Nga thì trang Sina của Trung Quốc cũng dành sự quan tâm đặc biệt tới gói nâng cấp mà Việt Nam thực hiện trên tàu hộ vệ săn ngầm lớp Pohang.
Theo Sina, đây là cải tiến mang tính đột phá bởi vì việc lắp đặt thêm 2 cụm ống phóng với 4 bệ phóng có thể mang theo 8 tên lửa, Việt Nam đã chính thức biến Tàu 20 thành tàu hộ vệ tên lửa đúng nghĩa.
Nguyên bản, vũ khí trang bị cho Flight III của lớp tàu hộ vệ Pohang bao gồm 2 khẩu pháo Oto Melara Compact cỡ 76,2 mm với nòng dài gấp 62 lần đường kính (76 mm/62) bố trí trước - sau.
Bên cạnh đó, trên tàu còn có 2 bệ pháo bắn nhanh Dardo 40 mm/70 nòng đôi, có tác dụng bổ trợ cho khẩu 76 mm trong việc tiêu diệt các mục tiêu cỡ nhỏ.
Ngoài ra, khẩu Dardo còn đảm trách cả vai trò phòng không, chống lại máy bay tầm thấp cũng như tên lửa hành trình chống hạm (cho dù vai trò này khá hạn chế).
So sánh với Flight II đời trước thì đáng ngạc nhiên là thế hệ Flight III lại không có tên lửa chống hạm (phải đến Flight IV mới được bổ sung 4 tên lửa RGM-84 Harpoon).
Có lẽ phía Hàn Quốc chỉ muốn phân lớp này tập trung vào nhiệm vụ săn ngầm, họ lắp đặt cho con tàu 2 cụm 3 ống phóng ngư lôi săn ngầm hạng nhẹ Mk 32 cỡ 324 mm.
Về hệ thống điện tử, tàu được trang bị radar trinh sát bề mặt Marconi ST-1810, hệ thống điều khiển hỏa lực ST-1802, thiết bị ngắm bắn quang học Radamec 2400 cùng với thiết bị định vị thủy âm (sonar) gắn liền loại Signaal PHS-32.
Hiện tại mặc dù đã tích hợp ống phóng tên lửa hành trình chống hạm nhưng để sử dụng được vũ khí này thì Việt Nam còn phải cài đặt radar hỏa lực cũng như viết lại phần mềm để tích hợp tên lửa Kh-35 vào hệ thống quản lý tác chiến.
Thách thức mặc dù không nhỏ nhưng với quyết tâm của các kỹ sư quân sự Việt Nam thì nhiệm vụ này được đánh giá là có tính khả thi khá cao.
Sau khi hoàn thành công việc trên Tàu 20, khả năng cao Tàu 18 cũng sẽ đươc nâng cấp để mang tên lửa hành trình chống hạm, giúp cho hải quân Việt Nam có một cặp tàu hộ vệ tên lửa 1.000 tấn khá lợi hại.
Việt Nam bất ngờ sản xuất thành công 'hỏa thần diệt tăng' RPG-29
Việt Nam đã từng bước làm chủ công nghệ để sản xuất một số loại vũ khí chủ lực, trong số này có súng chống tăng RPG-29 và được đặt định danh trong nước là SCT-29.
Theo An ninh thủ đô
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon