Vụ phá rừng xây chùa: Phó chủ tịch tỉnh yêu cầu điều bất ngờ

 - UBND tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra lần thứ 2 sự việc phá rừng làm đường, xây chùa trong mỏ vàng Thần Sa.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Đoàn Văn Tuấn cho hay, việc lập đoàn kiểm tra lần này để làm rõ hơn những nội dung mà đoàn kiểm tra lần 1 chưa làm rõ.  

Vụ phá rừng xây chùa: Phó chủ tịch tỉnh yêu cầu điều bất ngờ
Công trường khai thác vàng Bán Ná (xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, Thái Nguyên)

“Sau khi kiểm tra xong sẽ có báo cáo với lãnh đạo UBND tỉnh, thời hạn là đầu tuần tới. Đoàn kiểm tra lần 1 vẫn chưa làm rõ các nội dung mà báo chí phản ánh” - ông Tuấn nói.

Liên ngành gồm Sở TN&MT; Sở NN&PTNT; UBND huyện Võ Nhai; Chi cục Kiểm lâm; BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng và các cơ quan, ban ngành liên quan.

Trước đó, Sở NN&PTNT kết luận, đường nông thôn mới và khu vực văn phòng; đền, chùa được xây dựng trong khai trường khai thác vàng của mỏ vàng Thần Sa đã chồng lấn lên đất rừng quy hoạch rừng đặc dụng gần 2,5ha. 

Vụ phá rừng xây chùa: Phó chủ tịch tỉnh yêu cầu điều bất ngờ
Quần thể nhà chỉ huy, đình chùa xây dựng trên đất rừng đặc dụng chưa được chuyển đổi tại bãi vàng Bản Ná.

Tuy nhiên, căn cứ trên “bản đồ quy hoạch 3 loại rừng” của Khu bảo tồn Thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng; căn cứ trên các mốc tọa độ được định vị, phần chồng lấn lên rừng đặc dụng khi làm con đường “nông thôn mới” bê-tông có chiều dài hơn 1,8km, rộng 4m nói trên khoảng 15ha.

Ngoài ra, DN khai thác vàng cũng đã khai thác vượt chỉ giới được giao hàng chục ha. Đây cũng là đất rừng đặc dụng thuộc diện quản lý, bảo tồn nghiêm ngặt.

Giám đốc BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng Nguyễn Quang Lịch thoái thác: Trách nhiệm để xảy ra sự việc khi đất rừng đặc dụng chưa được chuyển đổi mà DN vẫn tiến hành xây dựng hạ tầng thuộc về UBND huyện Võ Nhai.

“Việc làm đường do người dân địa phương hiến đất. Đất này không cấp cho BQL. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng cũng thuộc về UBND huyện Võ Nhai” - ông cho biết.

Vụ phá rừng xây chùa: Phó chủ tịch tỉnh yêu cầu điều bất ngờ
Kết luận ban đầu của liên ngành tỉnh Thái Nguyên, chủ khai thác vàng đang xâm lấn khoảng hơn 2,5ha đất rừng đặc dụng


Như đã đưa tin, việc công ty Thăng Long phá rừng làm đường, xây chùa trong công trường khai thác mỏ vàng Thần Sa xảy ra từ thời điểm năm 2015.

Sau gần 3 năm, sự việc được báo chí phản ánh, các cơ quan chức năng của tỉnh Thái Nguyên vào cuộc và đã có những kết luận ban đầu.

Tổng diện tích được Thái Nguyên cấp cho đơn vị khai thác vàng này hơn 32,6ha, nằm giáp ranh với lõi rừng đặc dụng Thần Sa.

Phá rừng làm đường, xây chùa trong khai trường vàng

Phá rừng làm đường, xây chùa trong khai trường vàng

Hàng chục ha rừng đặc dụng Thần Sa (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) đang bị khai thác để làm vàng.

Xẻ thịt 23 cây dổi đại thụ, chèo kéo người nơi khác đến phá rừng

Xẻ thịt 23 cây dổi đại thụ, chèo kéo người nơi khác đến phá rừng

Lãnh đạo tỉnh Bình Định đã chỉ đạo làm rõ, kiểm điểm trách nhiệm trong vụ phá rừng tại tiểu khu 142, 145 xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh.

Lạ kỳ Thái Nguyên: Làm đường, xây chùa chồng lên đất rừng

Lạ kỳ Thái Nguyên: Làm đường, xây chùa chồng lên đất rừng

Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên kết luận, việc làm đường, xây chùa trong mỏ vàng Bản Ná nằm trên đất rừng đặc dụng.

Thái Bình

Previous
Next Post »
Thanks for your comment