Sinh viên cần được truyền cảm hứng để tạo ra thiết bị Made in Việt Nam

 Theo Quyền Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, tương lai là cái có thể tạo ra, chẳng có điều gì vượt ngoài tầm với, miễn là chúng ta làm việc chăm chỉ và sẵn sàng dám mơ ước cho những điều lớn lao.

Sáng 7/9, tại Hà Nội đã diễn ra buổi lễ khai giảng năm học mới của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (HVCNBCVT). Đến dự lễ khai giảng có Ủy viên Trung ương Đảng, Quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng.

Theo PGS.TS Vũ Văn San, Giám đốc Học viện, trong đợt tuyển sinh năm học 2018-2019, HVCNBCVT đã tuyển mới 3.499 sinh viên với mức điểm chuẩn từ 19,05 - 22 điểm (cơ sở phía bắc) và 16,5 - 20,25 điểm (cơ sở phía nam). Với mức điểm trúng tuyển này, Học viện nằm trong top 3 trường đại học hàng đầu về chuyên ngành ICT trên cả nước.

Phát biểu tại lễ khai giảng, Quyền Bộ trưởng Bộ TT&TT cho biết, Học viện CNBCVT là ngôi trường duy nhất tại Việt Nam đào tạo chính quy, tập trung về lĩnh vực công nghệ ICT, bưu chính, viễn thông. Đây là những ngành công nghiệp được kỳ vọng là cánh cửa để tạo ra sự phát triển đột phá cho đất nước.

Sinh viên cần được truyền cảm hứng để tạo ra thiết bị Made in Việt Nam
Lễ khai giảng sáng 7/9 tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, trường đại học thuộc top đầu trong lĩnh vực đào tạo ICT trên cả nước.

Cách mạng Công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng sử dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề của mình. Việt Nam là quốc gia đang phát triển, chúng ta có nhiều bài toán cần tìm lời giải.

Bởi vậy, theo Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, các em sinh viên của HVCNBCVT đang có cơ hội trực tiếp góp sức đưa đất nước bứt phá. “Đất nước chúng ta có thể vươn lên hay tụt lại phía sau, điều này phụ thuộc rất nhiều ở các em”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.

Công nghệ 4.0 sẽ làm thay đổi cách chúng ta làm việc, kinh doanh, dạy học. Thách thức lớn nhất là sự thay đổi, là việc sớm chấp nhận các mô hình kinh doanh, quản trị và dạy học mới. Nhà trường không chỉ cần đưa công nghệ 4.0 vào giáo trình giảng dạy mà quan trọng hơn là thay đổi cách dạy học để theo kịp thời đại 4.0.

Nói chuyện với các bạn sinh viên, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, sinh viên ngày nay cần phải có cách học, phải luôn kiên quyết và bền chí, phải làm việc chăm chỉ và sẵn sàng chấp nhận rủi ro.

Quyền Bộ trưởng cũng căn dặn thế hệ sinh viên mới cần mạnh dạn khám phá với niềm say mê, xây dựng những kỹ năng mới, tự trang bị kiến thức nhằm đạt được mục tiêu nghề nghiệp mà mình theo đuổi. Quan trọng hơn, phải đặt mình vào tâm thế giải quyết những vấn đề của đất nước ngay từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường, phải luôn đặt câu hỏi và biết đối mặt với thất bại.

Sinh viên cần được truyền cảm hứng để tạo ra thiết bị Made in Việt Nam
Quyền Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trao học bổng cho những sinh viên có thành tích cao tại Học viện. Ảnh: Trọng Đạt

Chia sẻ với tập thể giáo viên nhà trường, Quyền Bộ trưởng mong muốn các thầy cô giáo đưa ra các bài toán từ những vấn đề thực tiễn để sinh viên có thể thỏa sức sáng tạo. Nếu ngày trước có tư duy học trước làm sau thì giờ phải chuyển thành làm trước học sau. Học không còn để giải quyết vấn đề mà để tìm ra đâu là vấn đề quan trọng cần phải giải quyết.

Nhà trường cần kết hợp với doanh nghiệp, tìm hiểu yêu cầu của doanh nghiệp xem họ đánh giá thế nào về sinh viên và tuyển người cần kỹ năng, kiến thức gì. Quyền Bộ trưởng gợi ý, Học viện nên tổ chức các buổi đối thoại mỗi tháng một lần giữa sinh viên với những người nổi tiếng, thành đạt để khơi gợi nguồn cảm hứng trong các em.

Theo người đứng đầu ngành TT&TT, HVCNBCVT cần nhiều hơn nữa các phòng lab, các phòng thiết bị thực hành, thậm chí phải nhiều hơn cả số giảng đường dạy học. Nhà trường có thể tìm đến nguồn hỗ trợ là các doanh nghiệp bởi hơn ai hết, doanh nghiệp cũng muốn sinh viên được tiếp xúc với các thiết bị thực tế.

Cũng tại lễ khai giảng, đại diện Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel đã trao tặng phòng lab Mạng di động 4G trị giá 5 tỷ đồng cho HVCNBCVT.

Theo Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, những thiết bị này có thể được sử dụng để sinh viên và các thầy cô giáo nghiên cứu, phát triển các ứng dụng mới.

Nhờ việc được học tập, thực hành trong môi trường có các thiết bị Việt Nam, sinh viên sẽ có cảm hứng để khi ra trường, tự tạo ra một mạng lưới các thiết bị viễn thông Made in Việt Nam. Những hệ thống như vậy chính là niềm tự hào dân tộc.

Trọng Đạt

Hé lộ chiếc smartphone siêu bảo mật Made in Việt Nam

Hé lộ chiếc smartphone siêu bảo mật Made in Việt Nam

Những thông tin đầu tiên về chiếc smartphone được trang bị các tính năng bảo mật cao cấp nhất và sản xuất tại Việt Nam vừa được hé lộ.

Cha đẻ ô tô điện made in Vietnam chờ phép màu

Cha đẻ ô tô điện made in Vietnam chờ phép màu

Tâm huyết cả đời ông Tâm là phấn đấu hoàn thành hai phiên bản ôtô, còn chiếc xe có ra được thị trường hay không là chuyện của tương lai.

Lộ diện vệ tinh “Made in Việt Nam” được phóng cuối năm 2018

Lộ diện vệ tinh “Made in Việt Nam” được phóng cuối năm 2018

Đây là loại vệ tinh viễn thám với khả năng chụp hình ảnh từ không gian, từ đó theo dõi được chất lượng nước biển ven bờ. Sản phẩm “Made in Việt Nam” này có trị giá lên tới hàng triệu USD.

Việt Nam phát triển thành công "Lá nhân tạo" khiến thế giới kinh ngạc

Việt Nam phát triển thành công "Lá nhân tạo" khiến thế giới kinh ngạc

Những chiếc lá nhân tạo rất mỏng, nhẹ và có công năng giúp phân giải nước thành khí Hidro và Oxy, từ đó tạo ra một nguồn nhiên liệu mới.

Previous
Next Post »
Thanks for your comment