- Tại hội nghị góp ý về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) do Uỷ ban Văn hoá Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức hồi cuối tháng 8, nhiều ý kiến tranh luận về thời gian học tập của học sinh phổ thông: Để học sinh phổ thông nghỉ hay học vào thứ 7.
Theo thông tin từ các phương tiện truyền thông, kết quả thảo luận vẫn “chín người mười ý"
Theo bản thăm dò ý kiến của báo Vietnamnet, tính đến 20h35 ngày Chủ nhật 26/8/2018, có 172 phiếu, trong đó 22 phiếu (12,79%) đồng ý để học sinh phổ thông học vào thứ 7, 150 phiếu (87,21%) cho rằng không nên.
172 phiếu có thể chưa là mẫu đại diện cho một tập hợp con của kích thước mẫu tổng thể thống kê nhưng là mẫu đại diện rất giá trị của những người luôn quan tâm đến sự nghiệp trồng người. Chứng minh: Họ chịu khó vào các trang giáo dục, chịu khó đọc và chịu khó cho ý kiến.
Theo ý kiến của cá nhân người viết, nên hay không nên, phụ thuộc vào 2 sẵn sàng:
1/ Sẵn sàng về cơ sở vật chất phòng học
2/ Sẵn sàng của đội ngũ giáo viên và học sinh
Cơ sở vật chất phòng học có lẽ không đáng lo lắm. Hiện nay nhiều nơi thừa phòng học.
"Một ngôi trường hai tầng với tám phòng học được xây dựng kiên cố, khang trang tại thôn vùng sâu Ea Lang, xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắc Lắc, nhưng khi xây dựng xong, cửa khoá im ỉm từ tháng 10-2016 đến nay" ( theo Nhân dân điện tử ngày 22/11/2017);
"Được đầu tư với kinh phí hơn 10 tỉ đồng từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ nhưng do không có học sinh nên đến nay Trường THCS Hương Quang (thuộc khu tái định cư Hói Trung, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) hoàn toàn bị bỏ không" (theo Dân Trí ngày 25/01/2015)
"Ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh có trường xây 39 tỉ đồng nhưng hiện chỉ có 49 học sinh" (theo Vietnamnet ngày 08/5/2017)
"Gần 20 tỉ đồng xây trường học, rồi...bỏ hoang" (theo Lao động LĐO 11/10/2017)...
Chuẩn bị năm học 2018-2019 nhiều địa phương thực hiện chủ trương sắp xếp lại, dồn trường, dồn lớp thì cũng lắm nơi “phòng học thừa quá “trời” thừa!”
Những nơi đang thực sự thiếu phòng học? Chỉ cần hoán chuyển khối tiền tỉ từ những dự án xây tượng đài, dự án xây trụ sở cho bằng chị bằng em dù trụ sở hiên hữu vẫn không kém hoành tráng hay tổ chức lễ kỉ niệm Danh xưng vô bổ. Phòng học ư? Có ngay. Giáo dục là quốc sách hàng đầu mà lị!
Cơ sở vật chất phòng học là cần thiết dễ thấy, còn sự cần thiết cũng không khó thấy quyết định chất lượng giáo dục phổ thông mà ít người nhận biết hoặc nhiều người cố tình không nhận biết là sự sẵn sàng của giáo viên và học sinh.
Hãy một lần hỏi họ nên hay không nên dạy, học vào thứ bảy!
Hãy thử tiến hành một đợt tổng điều tra lấy ý kiến giáo viên- đối tượng trực tiếp thực thi nhiệm vụ- và học sinh- đối tượng thụ hưởng giáo dục.
Việc làm không một chút khó khăn. Vấn đề là các cấp quản lí xã hội, quản lí giáo dục có lắng nghe họ không hay vẫn theo quán tính áp đặt.
Nhà giáo Trương Như Đệ
Tranh luận chuyện để học sinh phổ thông nghỉ hay học vào thứ Bảy
Nhiều ý kiến tranh luận về thời gian học tập của học sinh phổ thông được đưa ra tại hội nghị góp ý về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) do UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức ngày 24/8.
Giáo viên không được nhắc trực tiếp học sinh tiểu học việc nộp tiền
Giáo viên không được nhắc trực tiếp học sinh tiểu học việc nộp tiền là một trong những lưu ý của Sở GD-ĐT Khánh Hoà về việc chuẩn bị năm học mới 2018-2019.
Hơn 130 giáo viên THCS bị điều chuyển dạy tiểu học
Hơn 130 giáo viên cấp 2 ở huyện Diễn Châu, Nghệ An vừa bị điều chuyển xuống dạy tiểu học trong năm học 2018-2019.
Thầy giáo cõng bàn ghế qua suối chảy xiết chuẩn bị cho năm học mới
Các thầy giáo của điểm trường Nà Ui (huyện Than Uyên, Lai Châu) đã cõng lên mình những bộ bàn ghế vượt dòng suối chảy xiết để chuẩn bị cho ngày tựu trường.
Cần quan tâm môi trường làm việc và động lực của mỗi giáo viên
Đó là chia sẻ của đại diện Bộ GD-ĐT tại hội nghị tổng kết năm học 2017-2018 và triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019 đối với giáo dục trung học diễn ra mới đây.
Out Of Topic Show Konversi KodeHide Konversi Kode Show EmoticonHide Emoticon