Trung Quốc rối bời trước các đòn phủ đầu của ông Trump?

Trước đây, Bắc Kinh từng đối phó với các cuộc khủng hoảng kinh tế bằng cách mở vòi tín dụng để bơm tiền. Họ hiện cũng đang bắt đầu làm điều này, ngay cả khi tình trạng rối loạn từ cuộc khủng hoảng gần đây nhất vẫn chưa được dẹp bỏ hoàn toàn.

Trung Quốc rối bời trước các đòn phủ đầu của ông Trump?
Ảnh: SCMP

Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng chính sách "Nước Mỹ trước tiên" có lẽ đang đẩy triển vọng kinh tế và thương mại toàn cầu vào tình trạng bất minh hơn bao giờ hết. Không ở đâu cảm nhận rõ ràng về những đợt sóng lan tỏa từ các chính sách và động thái kinh tế đó như ở châu Á. Và lần này, Bắc Kinh đang phản ứng đúng như những lần họ cảm thấy bất trắc trước đây: bơm tiền vào hệ thống.

Bắc Kinh đã chọn áp dụng biện pháp cắt giảm dự trữ bắt buộc đối với một số ngân hàng nhất định. Trong tuần vừa qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã rót 74 tỉ USD vào hệ thống để tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ. Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cũng tuyên bố chi 200 tỉ USD đầu tư, cải thiện các cơ sở hạ tầng yếu kém. Trong khi đó, đồng Nhân dân tệ giảm giá tới 6,8% so với đồng USD, giúp Trung Quốc đối phó của các biện pháp áp thuế nhập khẩu mới của Mỹ.

Sau cơn chấn động toàn cầu vì khủng hoảng tài chính năm 2008, Bắc Kinh lo sợ khi chứng kiến tới 20 triệu người lao động nhập cư bị mất việc hoặc đối mặt với nguy cơ mất việc. Sau nhiều năm cố gắng ràng buộc các ngân hàng bằng những quy định tài chính nghiêm ngặt, họ đã mở vòi tín dụng và để dòng tiền tuôn chảy. Biện pháp kích thích đó, vốn từng được ca ngợi là cứu tinh cho sự tăng trưởng toàn cầu, hiện là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng phụ thuộc nợ Bắc Kinh vẫn đang phải vật lộn kiểm soát.

Đối với một số người, các động thái tài chính và tiền tệ nhanh chóng của Bắc Kinh dường như là sức mạnh, chứng tỏ Trung Quốc chủ động, quyết đoán và có đủ khả năng tài chính để ngăn chặn điều tồi tệ nhất. Song, thực tế, đó lại là dấu hiệu của sự rối bời. Tổng thống Mỹ Trump rõ ràng đã đẩy Trung Quốc trượt khỏi thế cân bằng.

Trong vài năm vừa qua, Bắc Kinh hiểu rất rõ các hiểm họa đối với nền kinh tế và bắt đầu mạnh tay kiềm chế các rủi ro trong lĩnh vực tài chính, các dòng tiền xuyên biên giới và những giao dịch ngân hàng ngầm (các định chế tài chính trung gian không nhận tiền gửi, không chịu sự ràng buộc của các quy định ngân hàng truyền thống và cũng không thể vay mượn tiền từ ngân hàng trung ương trong trường hợp khẩn cấp - PV). Họ đã có những thành công bước đầu. Nhiều số liệu truyền thống về tăng trưởng tín dụng hoặc cán cân giao dịch ngân hàng ngầm cho thấy sự phát triển chậm lại hoặc suy giảm, nhưng hoạt động cho vay thường đổi thành tên khác.

Trung Quốc rối bời trước các đòn phủ đầu của ông Trump?
Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp đón Tổng thống Mỹ Donald Trump công du Trung Quốc tháng 11/2017. Ảnh: TNS

Hiện các tính toán lại thay đổi một lần nữa. Ông Trump đã tỏ ra nhẹ nhàng với Trung Quốc và thân thiện với Chủ tịch Tập Cận Bình  trong năm đầu tiên cầm quyền. Theo nhận định của chuyên gia phân tích Fraser Howie trên báo South China Morning Post, điều đó khiến Trung Quốc có cảm giác an toàn ngụy tạo khi ứng xử với ông Trump. Việc tập trung vào vấn đề Triều Tiên, thay vì thương mại, đã khiến Bắc Kinh không sẵn sàng cho những gì xảy ra tiếp theo.

Suốt nhiều năm, ông Trump từng có các phát biểu cứng rắn khi đề cập đến Trung Quốc và thương mại. Sự thâm hụt thương mại, dấu hiệu cơ bản ông dùng để đo lường mối quan hệ này, được coi là bằng chứng nghèo nàn. Tuy nhiên, tranh cãi về nó đã hé lộ sự bất công bằng cũng như sân chơi bất bình đẳng dành cho các doanh nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc.

Chính sách của phương Tây trong 30 năm qua là gắn kết, với hy vọng sẽ có thay đổi ở Trung Quốc. Ông Trump bác bỏ quan điểm này và cho rằng, "bạn có thể là kẻ thù vào thứ Hai và trở thành bạn tốt nhất vào thứ Ba". Các thỏa thuận có thể tốt nhất hoặc tồi tệ nhất. Với ông Trump, mọi thứ đều có thể xảy ra và có khả năng biến chuyển linh hoạt như chất lỏng.

Giới lãnh đạo Trung Quốc dường như cảm thấy mình đang bị trói buộc. Ông Tập và truyền thông chính thống của Trung Quốc bị kéo căng vì các biện pháp đáp trả chính quyền Tổng thống Trump trong cuộc chiến thương mại. Các phát biểu hùng hồn về việc chống lại chủ nghĩa bảo hộ vang trên môi của các lãnh đạo Trung Quốc. Họ có thể cố gắng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước, khó tạo lập chính sách dài hạn vì ông Trump quá khó đoán. Người Trung Quốc thậm chí còn không rõ những gì ông Trump muốn thì họ ứng phó bằng cách nào?

Trung Quốc rối bời trước các đòn phủ đầu của ông Trump?
Các công nhân Trung Quốc đang may cờ Mỹ tại một nhà máy ở Fuyang thuộc tỉnh An Huy, miền đông Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chỉ mới bắt đầu và có thể leo thang trong vòng vài tuần. Không ai rõ các ảnh hưởng dài hạn của một cuộc chiến thương mại. Đã không có cuộc chiến nào như vậy suốt nhiều thập niên qua và chắc chắn nó cũng không xuất hiện trong một kỷ nguyên của các chuỗi cung ứng toàn cầu. Đó là cuộc chiến thương mại Bắc Kinh hồi đầu năm nay thậm chí từng không nghĩ sẽ xảy ra.

Bắc Kinh đã nhanh chóng hành động nhằm ngăn chặn các cơn chấn động đang tới. Song, lĩnh vực ngân hàng chính thống tỏ ra vô cùng yếu kém trong việc rót tiền cho các doanh nghiệp nhỏ và chỉ thành thạo trong hỗ trợ các chính quyền địa phương cũng như doanh nghiệp nhà nước. Điều đó một phần lí giải tại sao lĩnh vực ngân hàng ngầm lại phát triển. Đối với đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dù ở trong nước hay nước ngoài theo Sáng kiến Vành đai và con đường, Bắc Kinh được cho đã lãng phí rất nhiều tiền của vào các dự án phù phiếm, mang lại rất ít lợi ích về tài chính.

Nếu các số liệu phản ánh và tác động tiêu cực đối với nền kinh tế tiếp tục gia tăng, khi đó người Trung Quốc chỉ còn trông mong sự hỗ trợ nhiều hơn từ ngân hàng PBOC. Đây không phải là một ngân hàng độc lập và đặc biệt, trong các giai đoạn khủng hoảng, chính các lãnh đạo chính trị đang chỉ đạo hoạt động của ngân hàng này. Đối với họ, việc giữ cho hệ thống tài chính vận hành "sạch, đẹp" có thể phải xếp sau mục tiêu duy trì sự tăng trưởng và các luồng tiền.

Chuyên gia phân tích Howie cho rằng, Bắc Kinh có thể bị sốc trước những gì đang diễn tiến trong hiện tại, nhưng họ không mất kiểm soát các đòn bẩy sức mạnh trong nền kinh tế hay nhượng bộ trước các áp lực gia tăng. Theo ông, một chính sách phối hợp tài chính và tiền tệ thực tế có thể ngăn chặn các ảnh hưởng ngắn hạn. Song, điều đáng nói, Trung Quốc thậm chí không thể dọn sạch kích thích hậu khủng hoảng kinh tế và hiện đang bắt đầu lún sâu vào một rối loạn khác, khi triển vọng trở nên phức tạp hơn.

Một lần nữa, Trung Quốc đang đối mặt với quyết sách cân bằng vô cùng phức tạp. Tháng 11 năm nay, Mỹ sẽ tiến hành các cuộc bầu cử giữa kỳ, có thể dẫn đến việc thay đổi động lực, nhưng không thể loại trừ khả năng ông Trump sẽ tiếp tục làm tổng thống Mỹ nhiệm kỳ hai. Trung Quốc sẽ tiếp tục là đích nhắm trong "cuộc thập tự chinh" của ông Trump.

Bơm tiền vào một nền kinh tế đã trương phình lên có thể hiệu quả trong quá khứ, nhưng người Trung Quốc có thể phát hiện kết cục lần này hoàn toàn khác.

Tuấn Anh (Theo SCMP)

Ông Trump "đổ thêm dầu vào lửa", Trung Quốc náo động

Ông Trump "đổ thêm dầu vào lửa", Trung Quốc náo động

Chính phủ và các nhà phân tích Trung Quốc chỉ trích các động thái "đổ thêm dầu vào lửa", làm leo thang chiến tranh thương mại của chính quyền Tổng thống Mỹ Trump.

Vì sao TQ im lặng bất thường trước đe dọa mới của ông Trump?

Vì sao TQ im lặng bất thường trước đe dọa mới của ông Trump?

Ba ngày trôi qua kể từ khi Tổng thống Mỹ Trump đe dọa áp thuế nhập khẩu bổ sung với 500 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn im lặng một cách bất thường.

Năm cú đấm thép TQ sẽ đáp trả Mỹ trong cuộc chiến thương mại

Năm cú đấm thép TQ sẽ đáp trả Mỹ trong cuộc chiến thương mại

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã bùng phát và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Hứng chịu những đòn choáng váng của Washington, Bắc Kinh tuyên bố sẽ đáp trả tương xứng. Đòn phản công đó của Trung Quốc là gì?

Châu Á ra sao giữa 'đại chiến' thương mại Mỹ-Trung?

Châu Á ra sao giữa 'đại chiến' thương mại Mỹ-Trung?

Một cuộc bùng nổ chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chắc chắn sẽ gây thiệt hại không nhỏ cho các nền kinh tế châu Á khác.

Thế giới 24h: Mỹ châm ngòi chiến tranh thương mại

Thế giới 24h: Mỹ châm ngòi chiến tranh thương mại

Trung Quốc cáo buộc Mỹ châm ngòi chiến tranh thương mại giữa hai nước, sau khi Tổng thống Trump phê chuẩn áp thuế 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Trung Quốc lộ điểm yếu, muốn tránh chiến tranh thương mại với Mỹ?

Trung Quốc lộ điểm yếu, muốn tránh chiến tranh thương mại với Mỹ?

Dù cố thể hiện sự áp đảo, nhưng Trung Quốc dường như nhận thức rõ điểm yếu của mình và đang tìm cách tránh chiến tranh thương mại với Mỹ.

Giải mã nguyên nhân căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

Giải mã nguyên nhân căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

Bộ trưởng Tài chính Mỹ vừa dẫn đầu một phái đoàn cấp cao của Washington tới Bắc Kinh để đàm phán nhằm xoa dịu căng thẳng thương mại leo thang giữa nước này với Trung Quốc.

Trung Quốc sẽ tung "chiêu độc" nếu chiến tranh thương mại với Mỹ?

Trung Quốc sẽ tung "chiêu độc" nếu chiến tranh thương mại với Mỹ?

Giới phân tích nhận định, nếu xảy ra chiến tranh thương mại với Mỹ, Trung Quốc có thể phản công bằng những chiêu thức độc đáo, khác thường.

Previous
Next Post »
Thanks for your comment