Chủ nhân giàu có của phòng trà ca nhạc nổi tiếng Hà thành xưa

Phòng trà Thiên Thai hoạt động vào buổi tối và chỉ phục vụ cho đối tượng khách khá giả, có điều kiện. 

Cuộc sống trong biệt thự tổng đốc của giai nhân đất Bắc

Đám cưới linh đình ở dinh Tổng đốc của giai nhân Thái Bình

Tiếng sét ái tình của nhạc sĩ Văn Cao và giai nhân Hà thành

Lễ cưới hoành tráng và đêm tân hôn dang dở của giai nhân xưa

Đi tìm dấu tích phòng trà Thiên Thai nức tiếng ở Hà Nội năm 1946

Qua con ngõ sâu hun hút, leo lên bậc cầu thang nhỏ hẹp, cũ kỹ, chúng tôi mới tìm được đến nhà nghệ sĩ giutar Nguyễn Quang Tôn (SN 1938 - Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Sau vụ va chạm xe cộ cách đây 7 năm, nghệ sĩ Quang Tôn bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Giờ ông chỉ nằm một chỗ, mọi sinh hoạt đều dựa vào người vợ. Ít ai biết ông chính là cháu nội của bà Nguyễn Thị Nhân - chủ phòng trà Thiên Thai lớn ở Hà Nội thập niên 1940 của thế kỷ 20 ở Hà Nội.

Phòng trà này là nơi lui tới của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng sau này, trong đó có nhạc sĩ Văn Cao, Phạm Duy...

Chủ nhân giàu có của phòng trà ca nhạc nổi tiếng Hà thành xưa
Nghệ sĩ Quang Tôn ngày còn khỏe mạnh

Giọng nói khó nhọc, nghệ sĩ Quang Tôn nhớ lại: "Năm tôi 9 tuổi, bà nội tôi mở phòng trà. Sau 1945, phòng trà ca nhạc là một hình thức biểu diễn và thưởng thức âm nhạc, các khán giả tới phòng trà để nghe ca sĩ hát.

Bà tôi kể, phòng trà ca nhạc đầu tiên ở Hà Nội là quán Nghệ sĩ, mở ở Bờ Hồ. Thời gian này, các phòng trà vẫn mang tính chất sang trọng, giá đồ uống cao và trình diễn những bản nhạc giá trị. Đây là nơi chỉ giới khá giả, trung lưu lui tới".

Theo lời nhạc sĩ Nguyễn Quang Tôn, năm 1946 cũng là năm nở rộ của các phòng trà như Thăng Long ở Hàng Bông, Tuyết Sơn ở phố Thợ Nhuộm và Thiên Thai ở phố Hàng Gai.

"Ông bà nội tôi đặt tên Thiên Thai vì thời điểm đó, mọi người đang bị ảnh hưởng của bài hát "Thiên Thai" do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác", ông Tôn nói.

Phòng trà hoạt động vào buổi tối, có nhạc sống, mời các ca sĩ đến hát. Tuy nhiên, phòng trà chỉ hoạt động hơn 1 năm thì đóng cửa.

Theo nghệ sĩ Quang Tôn, ông từng gặp nhạc sĩ Văn Cao nhiều lần, lớn lên, nghệ sĩ Tôn vẫn duy trì mối quan hệ với gia đình vị nhạc sĩ nổi tiếng.

"Sau này, tôi còn biết phòng trà Thiên Thai là nơi nhạc sĩ Văn Cao hoạt động tình báo, thu thập thông tin" - ông Tôn chia sẻ.

Chủ nhân giàu có của phòng trà ca nhạc nổi tiếng Hà thành xưa
Bà Nghiêm Thúy Băng - vợ nhạc sĩ Văn Cao. Ảnh: Diệu Bình.

Nói về vấn đề này, trong một trò chuyện với VietNamNet cách đây hơn 1 năm, bà Nghiêm Thúy Băng - vợ cố nhạc sĩ Văn Cao từng cho biết:

"Nhạc sĩ Văn Cao là người có tâm hồn nghệ sĩ, thích làm báo, viết văn, sáng tác nhạc nhưng  ông còn là chiến sĩ hoạt động tình báo.

Năm 1945 - 1946 khi bắt đầu quen biết, tìm hiểu và tiến tới hôn nhân, ông ấy thoắt ẩn thoắt hiện thực hiện nhiệm vụ. Kể cả khi đã kết hôn, chuyến trăng mật của hai vợ chồng cũng là vỏ bọc giúp ông hoàn thành công tác. Ông nhà tôi thường cải trang, thâm nhập vào các phòng trà ca nhạc khai thác và hoạt động tình báo cho cách mạng".

Ông bà chủ phòng trà

Trong dòng câu chuyện về quá khứ, nghệ sĩ Quang Tôn còn chia sẻ thêm, trước khi mở phòng trà Thiên Thai, ông bà nội của mình là những thương nhân giàu có ở phố Hàng Gai (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đầu thế kỷ 20 với nghề buôn bán tượng và sơn ta (loại sơn dùng để sơn thuyền) cho người ngoại quốc...

Chủ nhân giàu có của phòng trà ca nhạc nổi tiếng Hà thành xưa
Cầu thang nhỏ hẹp dẫn lên nhà nghệ sĩ Quang Tôn hiện nay.

"Ông bà nội chỉ sinh được một con trai duy nhất là cha tôi", nghệ sĩ Tôn nói.

Vẫn theo lời ông Tôn, gia đình ông có một giai thoại về vua Bảo Đại, vẫn được họ hàng nhắc đến mỗi dịp gặp mặt. Đó là vào những năm 1932, Việt Nam vẫn ở dưới chế độ quân chủ lập hiến. Khi ấy triều đình khuyến khích người dân đẩy mạnh giao thương, phát triển kinh doanh buôn bán.

Vua Bảo Đại đã đi đến các tỉnh thành để động viên, khích lệ và tìm hiểu tình hình. Lúc đặt chân đến Hà Nội, nơi đầu tiên ông ghé qua là khu phố cổ Hà Nội với 36 phố phường, hoạt động buôn bán diễn ra vô cùng sầm uất, náo nhiệt.

Một trong những cửa tiệm được lựa chọn để vua Bảo Đại đến là cửa tiệm có tên Nhân Nghĩa Định chuyên bán tượng, phù điêu của bà nội nghệ sĩ Tôn.

"Năm vua Bảo Đại đến nhà, tôi chưa ra đời, ông bà nội cũng ít kể nhưng gia đình tôi có bức ảnh chụp vua Bảo Đại đứng trước cửa nhà số 83 Hàng Gai.

Bức ảnh được cất giữ đến những năm 1950, khi tôi tò mò hỏi, bà nội mới kể chi tiết câu chuyện.

Thông tin vua ghé thăm được thông báo trước vài ngày. Để chuẩn bị sự kiện đó ông bà nội tôi cho người đặt may gấp một tấm thảm đỏ, trải từ đường vào nhà để đón vua.

Hôm đó, vua mặc hoàng bào, ngồi kiệu có 8 người khiêng. Phía sau là quân lính hộ tống. Khi đến số nhà 83 Hàng Gai, nhà vua có bức ảnh chụp lưu niệm tại đây. Bức ảnh được một người tặng lại bà nội tôi".

Nghệ sĩ Tôn cho hay, thời đó, gia đình mình thuộc hàng khá giả, sở hữu nhiều nhà cửa, đất đai trên phố cổ, trong đó có ngôi nhà ở Hàng Gai với tổng diện tích 400 m2. Qua nhiều biến động, nay gia đình ông không còn sở hữu.

"Trong ký ức của tôi, lúc nào gia đình cũng có 6 người giúp việc. Do tôi là cháu nội nên bà vô cùng cưng chiều, yêu quý. Cuộc sống sung sướng hơn các bạn cùng trang lứa. Bà nội tôi còn sở hữu một chiếc xe kéo và thuê một anh chạy xe.

Thời điểm bà nội mở phòng trà, tôi cũng bắt đầu hiểu chuyện. Mỗi buổi tối, tôi thường lén xuống phòng trà chơi. Có lẽ đam mê âm nhạc cũng ngấm vào máu từ tháng ngày thơ bé đó. Đến năm cấp 2, tôi chính thức xin bố tiền mua cây đàn cũ, đi học đàn", nghệ sĩ Tôn bồi hồi nhớ lại.

Sau khi tốt nghiệp phổ thông (năm 1958), ông Tôn đi lao động ở công trường hồ Bảy Mẫu trong phong trào của học sinh, thanh niên lúc bấy giờ.

Sau đó, báo Thời Mới tuyển phóng viên, Quang Tôn được giới thiệu về làm ở mảng viết tin bài và điều tra theo đơn thư bạn đọc. Sau này, tờ báo sáp nhập vào một tờ báo khác, lấy tên là báo Hà Nội Mới. Năm 1999, ông nghỉ hưu.

Thập niên 70 ông Tôn cùng những người bạn thân lập ra nhóm nhạc Thất Cầm. Họ có 7 người  gồm Hải Thoại, Quang Tôn, Đặng Quang Khôi, Đỗ Trường Giang, Vũ Bảo Lâm, Nguyễn Tửu, Phạm Văn Phúc.

Chủ nhân giàu có của phòng trà ca nhạc nổi tiếng Hà thành xưa
Nghệ sĩ Quang Tôn (góc phải ảnh) cùng một số người bạn trong nhóm Thất Cầm khi về già.

Bằng các buổi biểu diễn nhiệt huyết trên sân khấu, nhóm Thất Cầm đã truyền lửa cho giới trẻ yêu guitar thêm say sưa với loại nhạc cụ này. Đây cũng là thời kỳ thanh niên mê mẩn những sáng tác của nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn.

Ngay lập tức, hình ảnh những chàng trai ôm đàn ghi ta, để tóc dài bồng bềnh được cho là "tài tử" và luôn gây được ấn tượng tốt với các cô gái.

"Nhiều năm đã qua đi nhưng ký ức đẹp của một thời tuổi trẻ luôn đọng mãi trong tôi", ông Tôn nói.

Đám cưới đầy vàng và kim cương của con gái thương gia giàu có

Đám cưới đầy vàng và kim cương của con gái thương gia giàu có

Đám cưới được tổ chức linh đình, quan khách ăn cỗ suốt 3 ngày. Cô dâu thay liên tục các mẫu áo dài và đeo trên người vô số vàng, kim cương…

Gia tài đồ sộ của Bạch Thái Bưởi trong bản di chúc 30 trang

Gia tài đồ sộ của Bạch Thái Bưởi trong bản di chúc 30 trang

Bản di chúc của Bạch Thái Bưởi dài 30 trang. Chắt nội của ông cho biết: “Cụ để lại cho con cháu tất cả bằng ngân phiếu và bất động sản, không có vàng. Có người nhận được hàng chục ngàn đô la...”.

Hé lộ nguyên nhân cái chết bí ẩn của doanh nhân Bạch Thái Bưởi

Hé lộ nguyên nhân cái chết bí ẩn của doanh nhân Bạch Thái Bưởi

Theo lời kể của những người trong gia đình, yêu thương con cái hết mực nhưng ông Bạch cũng rất nghiêm khắc, nóng tính. Con cái trong nhà làm gì sai trái ông phạt không nương tay...

Nguyệt Minh - Minh Anh

Previous
Next Post »
Thanks for your comment